Số ca mắc mới toàn cầu tăng kỷ lục do siêu biến thể Omicron

Trong một tuần qua, phần lớn các nước châu Âu, Mỹ và thậm chí cả Úc đang ghi nhận các ca mắc Covid-19 kỷ lục khi biến thể Omicron lan rộng.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng Omicron có nguy cơ "rất cao" và có thể gây áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Biến chủng Delta và Omicron hiện là mối đe dọa song song khiến các trường hợp mắc bệnh tăng kỷ lục, dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng đột biến.

ban-do-covid.jpg
Biến thể Omicron đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Số ca nhiễm đã tăng 37% trên toàn cầu từ ngày 22 đến ngày 28 tháng 12/2021. Nguồn: AFP

Các chuyên gia của WHO e ngại rằng Omicron với khả năng lây nhiễm cao đồng thời lưu hành cùng với Delta, đang dẫn đến một trận sóng thần.

Biến thể Omicron đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Số ca nhiễm đã tăng 37% trên toàn cầu từ ngày 22 đến ngày 28/12 so với khoảng thời gian 7 ngày trước đó, theo thống kê của AFP.

Tổng cộng 6,55 triệu trường hợp được phát hiện trong khoảng thời gian từ 22 - 28/12, con số cao nhất kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố đại dịch vào tháng 3/2020.

Pháp, Anh, Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Đảo Síp, Ý, Malta, Hoa Kỳ, Bolivia, Úc và các quốc gia khác đều ghi nhận số ca bệnh tăng kỷ lục.

Pháp hiện có tỷ lệ ca nhiễm Covid-19 mới cao nhất ở châu Âu, với 208.000 trường hợp mới được báo cáo vào thứ Tư (29/12).

Nghĩa là 24 giờ, mỗi giây có 2 người Pháp được chẩn đoán dương tính với Covid-19.

Đức dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​sự gia tăng tương tự trong các trường hợp Omicron. Theo tính toán của các chuyên gia y tế nước này, biến thể Omicron sẽ chiếm ưu thế vào tháng Giêng 2022. Hiện Đức đang ghi nhận tỷ lệ tăng số ca mắc mới hàng ngày là gần 50%.

Các chính phủ buộc phải căng thẳng giữa việc tái áp đặt các hạn chế để ngăn chặn sự quá tải của các bệnh viện và nhu cầu phát triển nền kinh tế cũng như mở cửa xã hội, sau 2 năm gần như “đóng băng” khi SARS-CoV-2 lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2019.

minh-hoa-covid.jpg
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng Omicron có nguy cơ "rất cao" và có thể gây áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Pháp đã gia hạn đóng cửa các hộp đêm thêm 3 tuần nữa. Các nhà lập pháp Pháp đã bắt đầu thảo luận về một luật mới sẽ chỉ cho phép những người đã được tiêm ngừa Covid-19 - và không còn chấp nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính - vào nhà hàng, rạp chiếu phim, bảo tàng và các địa điểm công cộng khác.

Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, đã buộc các cuộc thi đấu thể thao phải đóng cửa và cũng đóng cửa các câu lạc bộ đêm. Đức còn ban hành lệnh hạn chế tụ tập riêng tư trong nhóm 10 người đã được tiêm chủng hoặc chỉ được tụ tập hai hộ gia đình khi có sự hiện diện của bất kỳ ai chưa được tiêm ngừa Covid-19.

Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi người dân đi tiêm văcxin ngừa Covid-19 vì phần lớn (90%) người nhập vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) do Covid-19 vẫn chưa được tiêm mũi 3 nhắc lại.

Ba Lan đã báo cáo số ca tử vong liên quan đến Covid-19 hàng ngày cao nhất trong đợt thứ tư vào thứ Tư (29/12). 794 người đã chết trong vòng 24 giờ trước đó. Ba Lan cũng báo cáo 15.571 trường hợp nhiễm mới, buộc các nhà chức trách phải thắt chặt các hạn chế trong công tác phòng chống đại dịch.

Mặc dù vậy, theo thống kê của AFP, hơn 5,4 triệu người trên khắp thế giới đã chết vì Covid-19, nhưng số ca tử vong đã giảm xuống mức trung bình 6.450 người/ ngày trong tuần qua, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2020.

Theo Đời sống
back to top