XBB, biến thể phụ mới của Omicron có khả năng né tránh miễn dịch hiệu quả nhất từ trước đến nay, đang lây lan mạnh ở Singapore. Biến chủng thuộc nhóm XBB cũng đã xuất hiện tại Mỹ.
BA.2.75 hiện đã trở thành chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến ở Ấn Độ, đất nước đông dân thứ 2 thế giới. Hiện ở Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Anh… cũng xuất hiện một số ca Covid- 19 nhiễm biến thể này.
Kết quả giải trình tự gene của Bệnh viện Bạch Mai xác định có 3 người tại Hà Nội nhiễm biến chủng BA.5. Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.
New Zealand lần đầu xác nhận các ca mắc dòng phụ BA.2.75 của biến thể BA.2. Giới chuyên gia y tế Ấn Độ cũng tin rằng các dòng phụ của biến thể BA.2 đứng sau sự gia tăng các ca COVID-19 hiện nay ở nước này.
Cả 3 trường hợp nhiễm biến thể mới Omicron BA.4 và BA.5 đều có người nhà mắc COVID-19 và không tiếp xúc người lạ. TPHCM đã mở rộng hệ thống giám sát, xét nghiệm giải trình gene xác định biến thể mới COVID-19.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) hiện thừa nhận vắc xin COVID-19 cơ bản bảo vệ khỏi bệnh nặng tốt nhưng chống lây nhiễm thì kém. Hiện tại các "ông lớn" trong lĩnh vực vắc xin đang chạy đua tạo vắc xin chống biến thể BA.4, BA.5.
GS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) - cho biết tại Hội nghị khoa học năm 2022 do Viện Pasteur vừa tổ chức thông tin: Việt Nam tiềm ẩn nguy cơ bị biến thể BA.5 của chủng Omicron xâm nhập.
WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% lên mức 67% và hiện nay còn cao hơn do sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh.
Trung tâm Y học Genomics (CMG) của Bệnh viện Ramathibodi (Thái Lan) cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về sự xuất hiện của 3 biến thể dòng phụ của Omicron với nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn và ảnh hưởng đến phổi.
So với tuần trước, số xã phường vùng xanh và vàng đã tăng mạnh. Bộ Y tế đang rà soát văn bản, đánh giá tình hình, trước mắt xem xét tạm dừng thực hiện khai báo y tế nội địa để tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, khi virus SARS-CoV-2 gây ra căn bệnh Covid - 19 tiếp tục phát triển. Chúng ta không thể lơ là khi số ca bệnh và tử vong thấp hơn không đồng nghĩa nguy cơ thấp hơn.
Đó là thông tin Cục Y tế dự phòng cho biết sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo theo dõi một số ca nhiễm 2 biến thể phụ mới của biến thể Omicron là BA.4 và BA.5.
Theo báo cáo hằng tuần về COVID-19 của Cơ quan y tế New South Wales mới công bố, bang này đã ghi nhận 1 ca nhiễm "tái tổ hợp" biến thể Delta và Omicron (tức ca nhiễm "Deltacron" - kết hợp giữa 2 biến thể Delta và Omicron) và 1 ca nhiễm kết hợp 2 dòng phụ BA.1 và BA.2 của biến thể Omicron.
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể mới XE có thể là phiên bản dễ lây lan nhất của virus SARS-CoV-2. Tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng của XE lớn hơn khoảng 10% so với BA.2 và cao hơn tới 43% so với Omicron.
Cụm từ 'tái nhiễm Covid- 19' đã trở nên quen thuộc. Nhiều người thắc mắc là tại sao có người tái nhiễm Covid-19 chỉ trong 1 tháng, người lại 3 tháng; hay có người triệu chứng khi tái nhiễm nặng hơn lần nhiễm đầu, người lại nhẹ hơn…
Các chuyên gia Anh vẫn liên tục cập nhật các triệu chứng mới của người nhiễm Omicron và các biến thể phụ của nó. Theo hướng dẫn chính thức của Bộ Y tế Anh, các triệu chứng chính vẫn là sốt cao, ho dai dẳng, thay đổi hoặc mất mùi vị.
Mặc dù cả Moderna và Pfizer đều đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thêm liều tăng cường cho người lớn từ 65 tuổi trở lên, nhưng theo các nhà khoa học, chưa cần tiêm mũi văcxin Covid-19 thứ 4.
Theo GS.TS Linsey Marr, nhà khoa học về khí dung tại Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ), mặc dù hít phải dòng khí thở chứa virus vẫn là phương thức lây truyền chủ yếu, nhưng việc virus tồn tại lâu hơn trên bề mặt có lẽ cũng giúp Omicron tồn tại lâu hơn trong không khí.
Tại cuộc họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM vào chiều 21/3, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP cho biết, hầu như không ghi nhận bệnh nhân mắc chủng Omicron và tái nhiễm biến chủng phụ của Omicron trong thời gian ngắn; trường hợp tái nhiễm có thể là bệnh nhân nhiễm chủng Delta trước đây và hiện nhiễm Omicron.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình trong tuần qua, giải trình tự gene cho thấy 80% mẫu trên toàn cầu là BA.2. Brunei là quốc gia có số ca nhiễm chủng này nhiều nhất, chiếm 50% ca mắc mới mỗi ngày, theo sau là Đan Mạch (23%) và Ấn Độ (18%).
Biến thể Omicron cho thấy khả năng gây ra các ca nhiễm đột phá bất chấp tình trạng tiêm chủng. Điều này đã dẫn đến lo ngại rằng một lúc nào đó mọi người đều sẽ nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, văcxin Covid-19 vẫn có hiệu quả cao trong mục đích chính là ngăn ngừa nhập viện và tử vong.
Ngày 15/3, Bộ Y tế Brazil báo cáo về 2 trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng lai Deltacron. Đây là quốc gia mới nhất phát hiện ca nhiễm biến chủng lai Deltacron.
Nghiên cứu do Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia virus tại ĐH Tokyo, đứng đầu cho thấy, các loại thuốc hiệu quả với Omicron tàng hình là thuốc kháng virus remdesivir, molnupiravir và nirmatrelvir.
Theo GS Kurt Krause, ĐH Otago (New Zealand) hiện tượng đồng nhiễm xảy ra khi một người nhiễm 1 loại biến thể, trong khi cơ thể chưa sinh phản ứng miễn dịch với virus thì người đó tiếp tục tiếp xúc với biến thể khác.
Đau họng thường là biểu hiện đầu tiên của người nhiễm Covid- 19. Nhiều người cho rằng biến chủng Omicron chỉ vào đến cổ họng gây đau chứ không lan xuống phổi như các biến chủng khác?
Theo Ứng dụng Nghiên cứu Triệu chứng Covid-19, 5 dấu hiệu hàng đầu của người nhiễm Omicron là đau họng, chảy nước mũi, nhức đầu, mệt mỏi và hắt hơi. Trong đó có tới 60% bệnh nhân nhiễm Omicron bị đau họng.
Nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 kéo dài, xét nghiệm nhanh âm tính nhưng khi xét nghiệm PCR vẫn dương tính dù không còn triệu chứng, thậm chí có người sau 84 ngày vẫn dương tính, nguyên nhân tại sao?