Sài Gòn – Gia Long kỷ niệm: Biên niên sử về mái trường & tấm lòng thầy trò

ng đảo cựu học sinh và giáo viên trường nữ sinh Gia Long tề tựu tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, TPHCM ngày 16/12, để cùng ra mắt tập sách ảnh ‘Sài Gòn – Gia Long kỷ niệm’.

Bìa tập sách Sài Gòn – Gia Long kỷ niệm.

Tập sách vừa tập hợp hình ảnh, tư liệu của nhiều thế hệ học sinh như lưu giữ kỷ niệm một thời áo tím Sài Gòn, vừa là chất xúc tác gắn kết các thế hệ học sinh Gia Long, từ các khóa trước 1975 nay đã tỏa đi khắp bốn phương trời. Nhiều người đã thành danh, trở thành người hữu dụng cả trong và ngoài nước, vẫn nhớ về những kỷ niệm một thời trung học Gia Long.

Các thế hệ học sinh đang giao lưu.

Mỗi trang sách ảnh Sài Gòn – Gia Long kỷ niệm có sức quyến rũ lạ thường, cuốn hút dẫn người đọc về lại không khí học trò trung học của Sài Gòn những năm 1950-1975. Ở đó có những thầy cô chí tình dìu dắt học sinh qua những câu chuyện vui buồn của tuổi học trò.

Lại có cả bài thuật lại lược sử trường Áo tím Gia Long như một thiên khảo cứu nghiêm túc. Theo đó, quá trình hình thành ngôi trường nữ từ thời Pháp thuộc ở Đông Dương trong mục đích truyền bá văn hóa Pháp, và ông Bùi Quang Chiêu ngôi trường nữ từ thời Pháp thuộc ở Đông Dương chính là người đề xướng thành lập một ngôi trường nữ dành cho con em người bản xứ hồi 1908.

 Đề xướng được đồng ý vào năm 1909, nhưng mãi đến 1915 mới được khánh thành và khai giảng khóa học đầu tiên.

Đến nay, sau nhiều thăng trầm, ban liên lạc trường nữ Gia Long tìm lại nhau chỉ thấy đại diện xưa nhất là khóa 1955-1962. Những nữ sinh thời xưa giờ đã lên hàng bà nội, bà ngoại, vẫn cười nói xôn xao và hát ca rộn rã.

Các cựu học sinh trường Gia Long đang hát tặng thầy cô và các bạn.

Và nữa, biết bao câu chuyện cùng ùa về khi thầy trò Gia Long gặp nhau nơi Đường sách. Cả thầy và trò đều rưng rưng xúc động.

 Cuốn sách còn có những ký ức của những người thầy dạy tại Gia Long. Cảm giác hồi hộp trong ngày đi dạy đầu tiên tại trường của thầy Trịnh Văn Long sao mà gần gũi và chất quá! Chuỗi thời gian cứ trôi, nhưng ký ức của thầy và trò trường Gia Long vẫn còn giữ mãi. Điều đáng quý là có dịp lại hội ngộ ở khắp năm châu, tuổi tác chỉ là con số, tâm hồn vẫn cứ trẻ trung tự tại như thuở học trò.

Không chỉ là ký ức, hơn thế nữa, những nữ sinh Gia Long ngày nào, giờ tìm đến thăm nhau, giúp đỡ những người bạn của mình, giúp đỡ cộng đồng trong những chuyến thiện nguyện trong và ngoài nước. Hành động từ trái tim ấy đã giữ cho ngôi trường Gia Long ở mãi trong trái tim mọi người.

Sách hiện được bán tại quầy sách 24h, đường sách Nguyễn Văn Bình, TPHCM.

Trường Nữ Sinh Gia Long khánh thành ngày 19/10/1915 và chọn đồng phục nữ sinh màu tím. Khóa học đầu tiên có 42 nữ sinh, các giáo sư giảng dạy là người Pháp. Đến năm 1921, giáo sư người Việt đầu tiên là cô Berthe Nguyễn Thị Minh. Từ năm 1919, trường đổi tên là College de Jeunes Filles Indigenes và mở thêm các lớp bậc Cao Đẳng Tiểu Học. Năm 1940, chính thức đổi tên là College Gia Long. Từ năm 1951, trường đổi chương trình Pháp sang dạy chương trình Việt bậc Trung học Đệ Nhất Cấp. Từ năm 1955 – 1975, hoàn chỉnh Trung Học Đệ Nhị Cấp chương trình Việt”.

Hương Giang

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top