Rượu thuốc có cường tráng như người ta đồn thổi?

Trong y văn của y học phương đông, chỉ giới thiệu 5 bài thuốc ngâm rượu. Các bài thuốc ngâm rượu là do từng thầy thuốc định ra để điều trị một số bệnh cụ thể, hoặc làm thuốc bổ, hoặc dùng rượu để làm dung môi dẫn thuốc cho từng bệnh nhân cụ thể. Rượu là chất dẫn thuốc không có tác dụng chữa bệnh như người ta tưởng.
Rượu thuốc có cường tráng như người ta đồn thổi

Ngâm độc vị không có tác dụng chữa bệnh

Khi dùng các loại cao động vật hoặc thực vật phải ngâm với rượu để điều trị. Dùng bài thuốc phù hợp, ngâm với rượu để đi vào phủ tạng đó, cao ngâm riêng, sau đó trộn lẫn vào với  rượu thuốc đã ngâm riêng cho bệnh nhân uống. Vậy rượu là chất dẫn thuốc không có tác dụng chữa bệnh như người ta tưởng.

Thuốc đông y ngoài nhân sâm dùng độc vị, thì không có vị thuốc nào dùng độc vị điều trị bệnh có kết quả. Sau đây xin nêu một số vị thuốc ngâm rượu mà hiện nay trên thị trường đang nhộn nhịp như rượu ba kích.

Ba kích là vị thuốc trong Đông y, dùng để bổ thận tráng dương, nhưng vai trò chủ yếu của ba kích là cố tinh. Khi dùng ba kích để cố tinh thì phải dùng bài thuốc sinh tinh, khi tinh dồi dào thì mới dùng vị ba kích để cố, không cho xuất tinh sớm, khi bạn tình chưa đạt đỉnh cực khoái.

Như vậy bài thuốc ngâm với ba kích phải có vị thuốc kiện tỳ, bổ thận tráng dương sinh tinh, ngâm với ba kích thì ba kích  mới phát huy được tác dụng. Còn dùng một vị ba kích thì không có tác dụng gì.

Ngâm rượu rắn đúng cách

Một số địa phương ngâm rắn với rượu uống để điều trị bệnh nọ bệnh kia, thậm chí còn rao bổ thận tráng dương. Nhưng cách ngâm rượu rắn của họ thì hết sức kinh hoàng. Rắn còn bẩn thỉu như vậy họ đổ rượu vào ngâm đó là điều không nên làm. Không biết có chữa lành bệnh hay không mà lại sinh ra bệnh khác.

Muốn ngâm rượu rắn trước hết là phải giết rắn bằng rượu.Rắn đang sống đổ rượu vào đậy lại cho rắn quậy, thải hết chất bẩn và chất độc trong rắn, bỏ rượu đó đi, bổ rắn ra bỏ hết phủ tạng, chỉ lấy mật, cho rượu khác vào ngâm. Nếu chỉ uống một mình rượu rắn thì không có tác dụng chữa bệnh, mà có khi mang bệnh vào người.

Như vậy rượu không có tác dụng chữa bênh, mà chỉ là một dung môi để dẫn thuốc, phần nhiều dùng trong trường hợp điều trị một số chứng bệnh thuộc hàn chứng, hoặc người có cơ địa hàn, hoặc đang mắc chứng hàn tích đau nhức mỏi. Rượu không có tác dụng bồi bổ cơ thể,  không có tác dụng làm cho cơ thể cường tráng như người ta đồn thổi…

TTND.BS cao cấp Nguyễn xuân Hướng

(Nguyên Chủ tịch Hội Đông y VN)

Theo Đời sống
back to top