Ra mắt Viện ứng dụng Công nghệ và Chuyển đổi số

Chiều 15/4, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam ra mắt Viện Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.

Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2023. Triển khai Quyết định của Chính phủ, được sự cho phép của Bộ khoa học và Công nghệ giấy phép số A-2552 ngày 17/1/2023, Viện Ứng dụng Cộng nghệ và Chuyển đổi số chính thức ra đời.

Chiều 15/3, đã diễn ra lễ ra mắt chính thức Viện Ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số. Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam là đơn vị quản lý trực tiếp của Viện. Ông Lê Doãn Hợp - nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đảm nhiệm chức danh Viện trưởng sáng lập.

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Viện Ứng dụng Công nghệ và Chuyển đổi số. Ảnh: T.Huy

Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Viện Ứng dụng Công nghệ và Chuyển đổi số.

Ảnh: T.Huy

Phát biểu tại lễ ra mắt, Tiến sĩ Lê Ngọc Dũng - Chủ tịch Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam cho biết: "Chào mừng ngày Thương hiệu Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức nhiều chương trình và sự kiện có ý nghĩa, trong đó, có lễ ra mắt Viện Ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số ngày hôm nay. Nhân dịp này, Ban chấp hành Hội cũng sẽ ra mắt và đón nhận bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam".

TS Lê Ngọc Dũng - Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phát biểu tại sự kiện. Ảnh: T.Huy

TS Lê Ngọc Dũng - Chủ tịch Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Ảnh: T.Huy

Đại biểu tham dự lễ ra mắt Viện Ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số. Ảnh: T.Huy

Đại biểu tham dự lễ ra mắt Viện Ứng dụng công nghệ và Chuyển đổi số.

Ảnh: T.Huy

Viện Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số ra đời với mục tiêu thúc đẩy ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số tại các đơn vị thành viên phục vụ việc sản xuất, kinh doanh.

Viện sẽ nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài, chương trình về công nghệ thông tin, công nghệ số và phần mềm ứng dụng trong các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Viện cũng triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ, như: Tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra trong chương trình.

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc diễn ra trong chương trình.

Ban lãnh đạo Viện có 4 thành viên. Ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin là Viện trưởng.

Cùng ngày, Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phối hợp cùng Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4, với chủ đề “Công nghệ chuyển đổi số - Giá trị vượt thời gian”. Chương trình tôn vinh các nghệ nhân, doanh nhân đã có những đóng góp trong phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ, kim hoàn, đá quý, thương mại, dịch vụ; đồng thời thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, mở rộng quan hệ đối tác, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu./.

Theo Đời sống
Khám phá đảo ngọc Lý Sơn

Khám phá đảo ngọc Lý Sơn

Không chỉ nổi tiếng về tỏi, đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn trở thành điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch miền Trung bởi vẻ đẹp trong vắt và hoang sơ, với danh xưng “thiên đường xanh xứ Quảng”
Biết gì về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương?

Biết gì về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương?

UNESCO nêu rõ, hồ sơ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đáp ứng 5 tiêu chuẩn của một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Trong đó, tiêu chí quan trọng nhất là "Giá trị nổi bật mang tính toàn cầu".
back to top