Quả xoài trị táo bón

(khoahocdoisong.vn) - Xoài là loại quả ăn ngon, bổ, có tên khoa học là Maggitera L. thuộc họ đào lộn hột, nhiều nơi còn gọi xoài là quả muỗm. Trong y học cổ truyền, xoài là vị thuốc quý.

Theo số liệu nghiên cứu, trong thịt quả xoài có chữa nhiều chất bột, nhất là ở quả xanh, khi chín chất bột chuyển thành đường. Trong xoài có axit hữu cơ (chủ yếu là axit citric), caroten, vitamin C, vitamin B1, ngoài ra còn có muối khoáng, canxi, sắt, magie, photpho. Người ta thường chờ cho quả chín mới hái ăn. Ngoài việc gọt vỏ, thái miếng ăn như bình thường hoặc xay sinh tố người ta còn có thể thái miếng mỏng ngâm trong rượu vang và đường, cho thêm một chút quế cho thơm. Với xoài xanh người ta còn thái miếng làm nộm, dùng ăn ghém để lấy vitamin tự nhiên.

Theo các nghiên cứu, xoài có vị ngọt, hơi chua, vào hai kinh chính là tỳ và vị, có tác dụng kiện tì, khai vị, kích thích tiêu hóa, dưỡng tâm an thần. Không chỉ quả mà cả cây xoài là vị thuốc quý. 

Chữa âm hư sinh nội nhiệt, môi khô, lưỡi đỏ, khát nước, táo bón, tiểu vàng. Lấy 1-2 quả xoài tươi rửa sạch, để cả vỏ cắt nhỏ từng miếng sau đó đun nhừ lên cho thêm một chút mật ong, ăn cả nước lẫn cái, ăn trong ngày.

Chữa chảy máu cam. Dùng 50g sợi vỏ xoài, 100g thịt lợn đem ninh hai thứ cho nhừ ăn trong ngày.

Điều hòa huyết áp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc. Dùng lá xoài đun uống thay nước hàng ngày.

Tẩy giun sán, ký sinh trùng đường ruột. Lấy hạt xoài rửa sạch, tách ra đun nước uống hàng ngày, uống kiên trì khi nào không còn giun sán thì dừng.

BS Kim Ngân (Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top