<p style="text-align: justify;">Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức - là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban. Tuy Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững. Nhưng nguy hiểm nhất là phụ nữ mang thai mắc Rubella sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh là nguyên nhân quan trọng gây ra các khuyết tật trầm trọng cho trẻ sơ sinh? Ngoài điếc là dị tật thường gặp, hội chứng Rubella bẩm sinh còn có dị tật ở mắt, tim và não. Ước tính hàng năm trên thế giới có 700.000 trẻ em bị chết vì hội chứng Rubella bẩm sinh.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Ðường lây truyền bệnh Rubella</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Bệnh hiện diện khắp nơi trên thế giới, hay xảy ra vào mùa đông - xuân. Ổ chứa virus gây bệnh Rubella duy nhất là người và người đang mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm duy nhất. Bệnh lây truyền bởi các giọt nước bọt trong không khí khi người mang mầm bệnh hắt hơi hoặc ho. Người bệnh trở thành nguồn lây sau 5-7 ngày kể từ khi virus xâm nhập cơ thể người mẹ, nếu người bệnh là phụ nữ có thai trong thời gian này có thể truyền virus sang thai nhi. Người bị nhiễm virus có khả năng lây truyền cao nhất trong thời kỳ phát ban. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền trước và sau phát ban 7 ngày. Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh có thể lây truyền virut trong khoảng thời gian 1 năm hoặc hơn. Rubella là bệnh lành tính và sau khi khỏi, người bệnh có miễn dịch bền vững.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Sau khi virut vào cơ thể 2-3 tuần, bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Tiếp theo có 3 triệu chứng chính là sốt, phát ban và nổi hạch.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Sốt:</em> Đau đầu, mệt mỏi thường xuất hiện 1-4 ngày, sau khi phát ban thì sốt giảm. Sốt nhẹ 38,5<sup>o</sup>C.</p> <p style="text-align: justify;"><em>Nổi hạch:</em> Ở vùng xương chẩm, khuỷu tay, bẹn, cổ, sờ hơi đau. Hạch thường nổi trước phát ban, tồn tại vài ngày sau khi ban bay hết.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display: none; width: 47%; margin-bottom: 7px; padding: 5px; border: 1px solid rgb(221, 221, 221); background: rgb(242, 242, 242); overflow: hidden; float: left; margin-right: 2%; box-sizing: border-box; text-align: justify;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p style="text-align: justify;"><em>Phát ban:</em> Là dấu hiệu làm người ta để ý tới. Ban mọc lúc đầu ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân, thường không tuần tự như sởi. Nốt ban có hình tròn hay bầu dục, đường kính chừng khoảng 1-2mm, các nốt có thể hợp thành từng mảng hay đứng riêng rẽ. Trong vòng 24 giờ ban mọc khắp người. Đặc điểm phát ban do Rubella là chỉ 3 ngày là hết nên còn gọi sởi 3 ngày.</p> <p style="text-align: justify;">Cần phân biệt với ban của sởi: ban sởi sờ mịn, mọc thứ tự từ trên đầu, mặt xuống, sau khi bay để lại các vẩy như phấn rôm, trên da có các vằn màu sẫm.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Những dị tật của thai nhi trong bụng mẹ</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Khi người phụ nữ bị nhiễm virus Rubella trong 3 tháng đầu mang thai, có tới 90% số trường hợp người mẹ có thể truyền virus sang thai nhi. Hậu quả có tới 70-100% trẻ đẻ ra bị Rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở các cơ quan tim, mắt, não. Nếu nhiễm trong thời gian thai 13-16 tuần thì trẻ bị Rubella bẩm sinh với tỷ lệ 17%. Khi thai 17-20 tuần, thì tỷ lệ 5%. Và thai hơn 20 tuần, tỷ lệ đó bằng 0%.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Biến chứng của hội chứng Rubella bẩm sinh</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Khi bà mẹ mang thai 3 tháng đầu bị bệnh Rubella thì dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu trong tử cung; nếu thai tiếp tục được phát triển thì trẻ sinh ra thường thiếu cân, chậm lớn, chậm mọc răng và kèm theo các dị tật bẩm sinh như đục nhân mắt (một hoặc hai bên); đục giác mạc; tim tiên thiên lỗ thông vách tim, còn ống động mạch, hẹp eo động mạch phổi; trẻ còn có thể bị câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Ðiều trị bệnh thế nào?</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Không có thuốc điều trị đặc hiệu đối với Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. Cần điều trị triệu chứng như giảm đau, hạ nhiệt. Giữ ấm, tránh gió lạnh, trong thời gian phát ban, đề phòng bội nhiễm viêm đường hô hấp. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng cường ăn hoa quả như cam, chanh và các vitamin. Trẻ nhỏ bị hội chứng Rubella bẩm sinh cần được điều trị những biến chứng do bệnh gây ra.</p> <h2 style="text-align: justify;"><strong>Phương pháp phòng bệnh hiệu quả</strong></h2> <p style="text-align: justify;">Phương pháp phòng bệnh là tiêm phòng vắc-xin và cách ly khi bị bệnh. Phải cách ly 8-10 ngày trước và sau khi phát ban và ban bay hết. Tiêm phòng vắc-xin Rubella giảm độc lực, tạo nên miễn dịch ít nhất là 16 năm, hoặc có thể cả đời. Vì vậy nên tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Để phòng hội chứng Rubella bẩm sinh, phụ nữ đang ở tuổi sinh đẻ (15-40) nếu chưa mắc bệnh bao giờ hoặc chưa tiêm khi nhỏ thì cần tiêm bổ sung vắc-xin này để phòng bệnh Rubella và phòng khi mang thai bị bệnh sẽ gây hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.</p> <div style="text-align: justify;"><strong>Lời khuyên của thầy thuốc</strong><br /> <br /> Ở độ tuổi sinh đẻ hiện nay nhiều người chưa có kháng thể với bệnh Rubella nên có thể bị mắc bệnh bất cứ lúc nào. Vì vậy, để phòng mắc bệnh khi mang thai, chị em nên khám xét nghiệm xem mình đã có kháng thể chưa, nếu chưa thì nên tiêm phòng vắc-xin này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Trong 3 tháng đầu mang thai chẳng may bị bệnh cần khám thai và tư vấn bác sĩ ngay.</div> <p style="text-align: justify;"><strong>BS. Trần Kim Anh</strong></p> <div> <div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div> <div> <div style="text-align: justify;"> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Phòng bệnh Rubella khi mang thai
Bệnh Rubella hay Rubeon còn có tên gọi bệnh sởi Ðức - là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc nhóm Rubivirus, đặc trưng bởi sốt và phát ban.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Bạch biến có lây?
Đến nay vẫn có nhiều người chưa thực sự hiểu đúng về căn bệnh “bạch biến” và luôn có thắc mắc bệnh có lây truyền hay không?
Cứu sống trẻ đi xe đạp bị vật nhọn đâm vỡ lách đe dọa tử vong
Nhập viện với tiên lượng rất nặng, với chẩn đoán vỡ lách độ V, sốc mất máu nặng, suy hô hấp độ II, đe dọa tử vong, bệnh nhân Tráng Thị Xua 10 tuổi (Mường Lát, Thanh Hóa) đã hồi phục thần kỳ sau 12 ngày điều trị.
Thịt chó giàu dinh dưỡng, những ai không nên ăn?
Sau khi ăn thịt chó, 8 người trong một gia đình tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) phải cấp cứu trong tình trạng nôn mửa, tiêu chảy…. Thịt chó giàu dinh dưỡng ăn sai có thể mang họa.
Nhận biết triệu chứng điển hình của u buồng trứng xoắn cần đến viện gấp
Cô gái trẻ phải cắt bỏ buồng trứng sau 8 giờ đau bụng vì bị u buồng trứng xoắn. U buồng trứng xoắn làm tắc nghẽn mạch máu nuôi khiến máu không thể lưu thông đến buồng trứng, dẫn tổn thương nghiêm trọng buồng trứng.
Nuốt nghẹn, người đàn ông phải tái tạo hầu–thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi
Ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 - 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống 5 năm khoảng 35%.
Hy hữu: Chân chống xe máy đâm xuyên cẳng chân người phụ nữ
Trong những trường hợp tai nạn bị dị vật đâm vào cơ thể người dân không nên tự ý rút dị vật ra, có thể làm tổn thương thêm các cấu trúc quan trọng khác ở vùng xung quanh.
Cấp cứu liên tiếp 3 trường hợp nuốt phải tăm tre
Người dân không nên ngậm tăm vì có thể vô tình nuốt phải. Nếu lỡ nuốt phải tăm, người dân cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, nội soi đường tiêu hóa lấy tăm ra càng sớm càng tốt.
Bé trai 7 tuổi bị chó nhà cắn đứt niệu đạo khi đang chơi đùa
Hàng chục ca bệnh trẻ nhập viện do bị chó cắn, có trường hợp trẻ bị thương rất nặng, tổn thương nghiêm trọng vùng đầu, mặt... nên các gia đình cần chú ý phòng ngừa.
Cây đổ đè trúng người, nam thanh niên bị dập nát xương đùi trái
Khi đang chặt cây trong vườn của gia đình, bất ngờ cây đổ lệch hướng, dù cố gắng chạy nhưng nam thanh niên 23 tuổi vẫn bị một cành to đè trúng vùng đùi trái.
Giành sự sống cho bé 11 tuổi sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, với sự nỗ lực hết sức và sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ kíp mổ, kết hợp truyền 01 đơn vị máu toàn phần, ca phẫu thuật đã thành công, cứu bệnh nhi thoát khỏi cơn nguy kịch.