Phẫu thuật trị 2 nốt ruồi lớn trên mặt cho bệnh nhi 14 tuổi

Nốt ruồi là một dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da. Các nốt ruột to không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là vấn đề lớn về mặt thẩm mỹ. Vậy phải điều trị thế nào?

Phẫu thuật trị nốt ruồi to trên mặt

Các bác sĩ phòng khám Da liễu, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết, nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thường thiếu tự tin vì những nốt mụn trên khuôn mặt, không biết làm cách nào để xóa đi những nốt mụn này hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp tẩy nốt ruồi nhưng không hiệu quả.

Bệnh nhi N.M.Q. (14 tuổi, trú tại Mạo Khê – Đông Triểu) có 2 nốt ruồi khá lớn ở mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, điều này khiến em rất tự ti và luôn đeo khẩu trang.

Để mang lại cho bệnh nhân làn da đẹp mịn màng, trả lại cho bạn sự tự tin, năng động trước những cơ hội mới trong cuộc sống, các các sĩ tiến hành tiểu phẫu thẩm mỹ cho bệnh nhi.

Phẫu thuật tẩy nốt ruồi cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

Phẫu thuật tẩy nốt ruồi cho bệnh nhi - Ảnh BVCC

Theo BSCKI. Tạ Thị Chà, Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho biết: Mụn thịt, mụn cám, nốt ruồi là một dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da.

Có những nốt mụn phẳng so với bề mặt da nhưng có nốt mọc cao hơn bề mặt da. Các nốt mụn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại là vấn đề lớn về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt ở trẻ nhỏ việc nốt mụn xuất hiện nhiều, dày sẽ khiến trẻ tự ti và mặc cảm.

Để điều trị bệnh nhân cần được thăm khám, làm các xét nghiệm sinh thiết để xác định nốt mụn có ác tính hay không, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị đúng.

Nên tẩy nốt ruồi bằng phương pháp nào?

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, nốt ruồi liệt vào dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da. Có những nốt ruồi phẳng so với bề mặt da nhưng có nốt ruồi mọc gờ cao hơn bề mặt da.

Cơ bản nốt ruồi thường tiến triển theo tỷ lệ thuận của chiều dài cơ thể, và đến hết tuổi trưởng thành sẽ dừng phát triển.

Hình ảnh bệnh nhân trước và sau phẫu thuật loại bỏ nốt ruồi - Ảnh BVCC

Hình ảnh bệnh nhân trước và sau phẫu thuật loại bỏ nốt ruồi - Ảnh BVCC

Tuy nhiên, có những nốt ruồi sau đó phát triển bất thường về màu sắc, kích thước và biệt hóa (ung thư hóa) do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị tác động như cạy, nặn, đốt hoặc tẩy không đúng cách.

Xét về mặt bệnh lý, tốt nhất nên loại bỏ nốt ruồi ở độ tuổi 18 - 20 vì thời điểm này cơ thể đã phát triển hoàn thiện, khi đó vết sẹo sẽ nhanh lành, không bị giãn và thẩm mỹ hơn. Nếu không tẩy, về lâu dài, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UV, nốt ruồi sẽ có nguy cơ biệt hóa cao hơn

Đốt Laser: Laser là phương pháp tân tiến nhưng chỉ áp dụng đối với những nốt ruồi ở lớp thượng bì, còn với những nốt ruồi ở lớp trung bì và hạ bì, phương pháp này có thể khó kiểm soát bởi nguy cơ để lại sẹo lõm khi đốt hết đáy nốt ruồi.

Tiểu phẫu thẩm mỹ: Bằng phương pháp này, người bệnh được gây tê tại chỗ, sau đó cắt bỏ nốt ruồi và khâu thẩm mỹ bằng chỉ siêu nhỏ. Theo đó, phương pháp này sẽ loại bỏ triệt để tế bào nên người bệnh không lo tái phát, đồng thời đạt hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.

Hiện nay có nhiều người tự ý tẩy nốt ruồi bằng phương pháp không chính thống như tỏi, pin hay chấm thuốc,... Đến khi nốt ruồi phát triển to hơn, nham nhở, bờ không đều, hay bị sẹo lõm, sẹo rỗ thì sẽ rất khó khắc phục.

Vì vậy, nếu muốn tẩy nốt ruồi bạn cần thăm khám tại cơ sở uy tín để được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị đúng.

Theo Đời sống
back to top