Phát hiện viêm mủ màng phổi giai đoạn sớm

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mủ màng phổi (VMMP). Bệnh sau điều trị thường để lại di chứng và cũng là nguyên nhân của nhiều trường hợp tử vong.

VMMP là sự xuất hiện mủ trong khoang màng phổi, còn gọi là tràn mủ màng phổi. Đây có thể là một lớp mủ thực sự nhưng cũng có khi là một lớp dịch đục hoặc màu nâu nhạt, nhưng bao giờ cũng chứa xác những bạch cầu đa nhân, thành phần cơ bản của mủ. Đây là một bệnh lý do viêm nhiễm tạo mủ trong khoang màng phổi. Bệnh có thể diễn biến cấp tính hoặc mạn tính.

VMMP thường do các loại vi khuẩn không phải lao gây bệnh trực tiếp tại màng phổi hoặc thứ phát sau nhiễm trùng phổi phế quản (viêm phổi, áp xe phổi, giãn phế quản bội nhiễm…), trung thất, gan… hay cũng có khi là một ổ di bệnh của nhiễm trùng huyết.

VMMP hay gặp nhiều nhất là sau các nhiễm trùng phổi chiếm tới 50 – 60%. Sau các phẫu thuật phổi và lồng ngực khoảng 20% tiếp theo là các chấn thương ngực, từ tràn khí màng phổi, phẫu thuật thực quản, các thủ thuật chọc dò sinh thiết phổi và màng phổi, áp xe trung thất và áp xe dưới hoành vỡ vào khoang màng phổi…

Mủ trong màng phổi

Những bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị hoặc chưa điều trị viêm mủ màng phổi, đặc biệt ở những bệnh nhân vi khuẩn không nhạy cảm với kháng sinh điều trị. Những bệnh nhân này thường có các di chứng VMMP.

Biểu hiện của VMMP giai đoạn sớm thường gặp như sốt, ho, khó thở, đau ngực, hội chứng 3 giảm ở vị trí có dịch mủ, được xác định qua chụp phim X-quang phổi thương quy thẳng và nghiêng thấy có dấu hiệu tràn dịch với các mức độ khác nhau.

Siêu âm không những xác định được có tràn dịch hay không mà còn có thể xác định được lượng dịch, tình trạng của dịch trong, vẩn đục hay có vách, vị trí dịch giúp cho việc chọc hút dịch làm các xét nghiệm chẩn đoán hoặc để mở màng phổi.

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là phương tiện rất có giá trị giúp cho chẩn đoán xác định và góp phần chẩn đoán căn nguyên: Thông qua tỷ trọng của dịch, đánh giá được nhu mô phổi và màng phổi có tổn thương hay không, tổng lượng dịch giúp đặt ra phương pháp điều trị (chọc hút dịch hay mở màng phổi dẫn lưu mủ hay mở nội soi).

VMMP nếu được điều trị đúng và tích cực ngay từ giai đoạn cấp tính thì có thể khỏi sau 2 – 4 tuần. Nếu điều trị không tốt hoặc không được điều trị thì mủ màng phổi sẽ trở thành mạn tính và dẫn tới các biến chứng nặng:

1- Tại chỗ (vỡ gây rò mủ qua thành ngực, rò màng phổi – phế quản, có trường hợp rò màng phổi – thực quản hoặc vỡ ổ mủ màng phổi qua cơ hoành vào ổ bụng).

2- toàn thân (suy kiệt do nhiễm trùng nhiễm độc nặng kéo dài, nhiễm khuẩn huyết, áp xe các cơ quan khác (não, thận…), suy tim, trước hết là suy tim phải).

Những bệnh nhân VMMP này sau điều trị thường để lại di chứng và cũng là nguyên nhân của nhiều trường hợp tử vong.

GS.TS Lê Ngọc Thành (Giám đốc Bệnh viện E)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top