Phát hiện dấu ấn sinh học mới của u nguyên bào thần kinh đệm

Phát hiện dấu ấn sinh học mới của các nhà khoa học Northwestern Medicine ước tính có thể kéo dài cuộc sống từ 20% đến 30% bệnh nhân u não ác tính này.
u-nao.png

U nguyên bào tuyến là dạng u não ác tính phổ biến nhất ở người lớn và có tiên lượng xấu nhất. Bệnh nhân được xạ trị và hóa trị nhưng chắc chắn ung thư tái phát. Khi tái phát, không có phương pháp điều trị nào kéo dài thời gian sống thêm.
Nhưng khám phá về dấu ấn sinh học của TS Adam Sonabend, tác giả chính, đồng thời là phó giáo sư phẫu thuật thần kinh tại Trường Feinberg thuộc Đại học Northwestern và nhóm nghiên cứu của ông cho thấy những bệnh nhân nào sẽ đáp ứng với liệu pháp miễn dịch và có thể kéo dài cuộc sống một cách đáng kể.
Số lượng dấu ấn sinh học mà bệnh nhân có trong khối u càng cao thì cơ hội sống sót càng lớn.
Liệu pháp miễn dịch được gọi là phong tỏa điểm kiểm tra miễn dịch PD1 (một loại protein được tìm thấy trên tế bào miễn dịch T) giúp kiểm soát các phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi protein này bị chặn, hệ thống miễn dịch sẽ được giải phóng và các tế bào T có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.
Dấu ấn sinh học mà nhóm của TS Sonabend xác định là ERK được phosphoryl hóa, có nghĩa là có một nhóm photphat liên kết với nó. Đó là protein cuối cùng trên một trong những dòng chảy sinh hóa báo hiệu các tế bào ung thư bắt đầu tăng sinh. Nghiên cứu cho thấy, khi có nhiều ERK được phosphoryl hóa, liệu pháp miễn dịch có hiệu quả nhất.
Đây là một bước đột phá quan trọng đối với những bệnh nhân chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.

Theo sciencedaily
back to top