PGS.TS Phạm Quốc Bình: Lựa chọn ngành y là xác định để phục vụ nhân dân

(khoahocdoisong.vn) - PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam chia sẻ, khi lựa chọn ngành y là xác định để phục vụ nhân dân.
PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam.

PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam.

Luôn lấy y đức làm đầu

Nhân ngày 27/2, là người đứng đầu một trường Y Dược lớn, ông có chia sẻ gì về con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi?

Với tôi, khi đã lựa chọn ngành Y là xác định để phục vụ nhân dân. Và xác định lấy y đức làm đầu. Y đức được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu, chǎm sóc người bệnh, đau cùng nỗi đau của bệnh nhân, thương bệnh nhân như người thân của mình, đúng như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”.

Tôi cũng rất nhớ ba điều cốt lõi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ y tế nhân ngày 27/2 cách đây 66 năm tại Hội nghị cán bộ y tế: “Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích”.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bác sĩ, Dược sĩ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ cho cán bộ y tế. Chính phủ phó thác cho ngành y tế việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đây là trách nhiệm nặng nề nhưng rất đỗi vẻ vang!.

Xây dựng một nền y học của ta -Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”.

Tôi coi những lời của Bác là định hướng xuyên suốt trong cuộc đời hành nghề của mình.

Ngày 27/2 năm nay, nhiều cán bộ y tế Việt Nam vẫn đang nỗ lực hết mình, hy sinh cả những hạnh phúc riêng tư, chung sức đồng lòng chăm sóc, đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn thể nhân dân. Tôi muốn gửi lời chúc sức khỏe tới các đồng nghiệp, đặc biệt là những đồng nghiệp đang ở đầu tuyến dịch Hải Dương, Quảng Ninh, mong sẽ sớm đẩy lùi được dịch bệnh, mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân.

Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam đã có ứng phó, đóng góp gì cho mặt trận chống Covid-19, thưa ông?

Vừa là đơn vị đào tạo, vừa chữa bệnh cho bệnh nhân Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam phải đặc biệt tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định phòng chống dịch. Với tinh thân chống dịch như chống giặc, ngay từ khi dịch Covid-19 xảy ra, Học viện đã triển khai tập huấn kỹ năng phòng, chống dịch cho sinh viên Y năm cuối, giảng viên  với tinh thần sẵn sàng tham gia đội ngũ tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19, nâng cao kỹ năng đáp ứng mọi tình huống, hoàn cảnh và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân.

Ngành y cần đam mê, nỗ lực cống hiến

Rất nhiều học sinh có ước mơ, ấp ủ theo ngành Y. Là một bác sĩ, đồng thời là giảng viên, cũng còn là thủ trưởng đơn vị đào tạo, ông có điều gì muốn chia sẻ với các bạn?

Theo tôi, ngành y là một ngành đặc biệt, với rất nhiều khó khăn, thử thách. Mỗi y bác sĩ sẽ như những chiến sĩ áo trắng, phải xác định tinh thần sẵn sàng chiến đấu mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, tình huống khó khăn, không đầu hàng trước các ca bệnh, đảm bảo an ninh sức khỏe của đồng bào cả nước cũng như cộng đồng quốc tế.

Các em học sinh lớp 12 đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp, phải thực sự cân nhắc vào năng lực, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định vào theo học một chuyên ngành nào đó, bởi con đường học tập chỉ thành công với những ai chịu khó, đam mê và quyết tâm theo đuổi nó. Nhất là đối với ngành y cũng là một trong số những ngành rất cần sự đam mê, nỗ lực cống hiến.

Để vào được Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam, các học sinh cần chuẩn bị cho mình điều gì? Tuyển sinh năm nay của Học viện có gì đáng lưu ý, thưa ông?

Những thông tin về tuyển sinh của Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam sẽ được đăng tải trên các thông tin đại chúng để đông đảo các em sinh viên và phụ huynh học sinh tham khảo, cân nhắc.

Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những địa chỉ tin cậy trong hệ thống trường đào tạo khối ngành sức khỏe, đặc biệt là với mã ngành Y khoa (bác sĩ Đa khoa); Y học Cổ truyền (bác sĩ Y học Cổ truyền), ngành Dược học (dược sĩ Đại học)

Năm nay, Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam tuyển 500 chỉ tiêu đối với THCT; Y khoa 200 chỉ tiêu; Dược học 200 chỉ tiêu. Học viện tuyển sinh theo hình thức xét tuyển kết quả thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021.

Để trở thành sinh viên của Học viện, các bạn cần trang bị cho mình tinh thần học hỏi, rèn luyện tính kiên trì, nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần học tập vươn lên suốt đời.

Trân trọng cảm ơn ông!

Những thành quả chống dịch Covid-19 của chúng ta đã được thế giới ghi nhận là kết quả của tinh thần đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực hết sức của toàn dân và của hệ thống chính trị. Tôi mong toàn dân chúng ta sẽ tiếp tục nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, nghiêm túc thực hiện nghiêm thông điệp 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế để đẩy lùi dịch bệnh. Sự đồng lòng, chung sức của người dân là món quà quý nhất đối với chúng tôi.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top