Núp bóng dự án để khai thác than, Cty Hạ Long vẫn “vô sự”?
Theo Thiên Tuấn/TTCS
Mặc dù bị phát hiện khai thác than trái phép trong diện tích quy hoạch dự án trang trại trồng cây ăn quả, nhưng Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long vẫn chưa bị xử lý dứt điểm.
chia sẻ
Chưa giao đất đã phá hủy tài nguyên
Ngày 3/11, ghi nhận của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, dự án trang trại trồng cây ăn quả nằm giáp ranh 2 xã Dân Chủ và Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh) đang rơi vào trạng thái bỏ hoang với những tầng đất nham nhở, hằn “vết sẹo” từ việc đào bới, khai thác than trái phép do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long để lại nhiều năm qua.
Phần diện tích đất của dự án trang trại trồng cây ăn quả bị đào bới tan hoang vẫn còn sót lại vết tích của than chưa được hoàn nguyên, phục hồi môi trường. Thậm chí, năm 2017, mặc dù chính quyền Quảng Ninh phát hiện và xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản, đất đai, môi trường, nhưng dự án của công ty này cũng không bị xử lý triệt để, gây ra tình trạng dự án kém hiệu quả kéo dài, gây lãng phí tài nguyên đất, khoáng sản khiến dư luận bức xúc.
Diện tích quy hoạch dự án trồng cây ăn quả của Công ty CP Tập đoàn Hạ Long.
Tìm hiểu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ngày 16/6/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh có quyết định số 1819/QĐ-UBND về việc giao Công ty CP Tập đoàn Hạ Long làm chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng trang trại trồng cây ăn quả tại xã Dân Chủ, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (nay là TP. Hạ Long).
Theo Quyết định số 3368/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 – Trang trại trồng cây ăn quả tại xã Dân Chủ, xã Sơn Dương của UBND huyện Hoành Bồ thì tổng diện tích nghiên cứu mở rộng khoảng 511,9ha. Trong đó, diện tích đã được phê duyệt quy hoạch là 206,2ha; diện tích đề nghị mở rộng về phía Nam và phía Đông vào quỹ đất trồng rừng sản xuất là 222,3ha; diện tích đề nghị mở rộng về phía Tây vào quỹ đất trồng rừng phòng hộ là 83,4ha.
Dự án được nhận định “mĩ miều” là trang trại tổng hợp trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăm sóc, khu văn phòng giới thiệu sản phẩm...Tuy nhiên, khi dự án mới chỉ dừng lại ở bước phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch, chưa giao đất thì Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long đã huy động máy móc cày xới đất đai, phát lộ than.
Đến tháng 3/2017, dự án trang trại trồng cây ăn quả bị UBND tỉnh Quảng Ninh "sờ gáy" cùng 13 dự án khác có phát lộ than. Tổng khối lượng than phát lộ được thu hồi của các dự án núp bóng khai thác than này lên đến gần 400.000 tấn. Từ đó đến nay, dự án trồng cây ăn quả chất lượng cao này bị bỏ hoang, tác động tiêu cực đến môi trường của địa phương.
Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ông Nguyễn Tuấn Phú, Chủ tịch UBND xã Sơn Dương cho biết, dự án trồng cây ăn quả của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long chưa được giao đất nên cũng không thể nói là dự án được triển khai. Sau khi phát hiện công ty có hành vi moi móc than xít thì đã yêu cầu tạm dừng và hậu quả là một loạt cán bộ xã đã bị kỷ luật.
Dự án kém hiệu quả... vẫn treo?
Theo tài liệu của PV Báo Tri thức và Cuộc sống, ngày 16/1/2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu dừng nghiên cứu điều chỉnh mở rộng ranh giới quy hoạch chi tiết dự án trang trại trồng cây ăn quả tại xã Dân Chủ, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ (nay là TP. Hạ Long) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long thực hiện và giao UBND huyện Hoành Bồ chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện kiểm tra, rà soát quy trình thủ tục đầu tư, quá trình triển khai thực hiện đối với dự án nêu trên; Xử lý các sai phạm về công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, tài nguyên than, đầu tư xây dựng của dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt...
Ngày 9/6/2018, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành văn bản đồng ý về chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn thiếu để triển khai dự án theo hướng giảm quy mô. Yêu cầu Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết, loại bỏ toàn bộ diện tích có liên quan đến rừng phòng hộ và khoáng sản ra ngoài ranh giới quy hoạch. Yêu cầu tuyệt đối không lợi dụng để khai thác, tận thu than, không gây ảnh hưởng môi trường, cảnh quan.
Đáng chú ý, ngày 31/1/2019, UBND tỉnh tiếp tục có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng và UBND huyện Hoành Bồ, trên cơ sở phương án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết dự án trang trại trồng cây ăn quả tại xã Dân Chủ, xã Sơn Dương đã được Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long lập, hoàn thiện theo ý kiến tham gia của các sở, ngành liên quan; Căn cứ Quy hoạch chung, Quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoành Bồ và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan đã được phê duyệt xác định rõ sự phù hợp của phương án điều chỉnh Quy hoạch chi tiết làm cơ sở tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét việc tiếp tục triển khai hay tạm dừng dự án.
Đặc biệt, ngày 29/3/2019, UBND tỉnh Quảng Ninh ra văn bản dừng thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án trang trại trồng cây ăn quả của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long cho đến khi Quy hoạch chung khu vực phía Nam huyện Hoành Bồ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, cho đến nay, dự án tai tiếng và kém hiệu quả này của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long vẫn treo theo các quy hoạch, chưa được chính quyền Quảng Ninh xử lý dứt điểm, liệu dự án tiếp tục hay thu hồi?.
Liên quan đến câu hỏi trên, ông Nguyễn Tuấn Phú, Chủ tịch UBND xã Sơn Dương nói: “Dự án không hiệu quả đúng với mục đích. Nếu có thu hồi thì thu hồi chủ trương, quy hoạch”.
Ông Nguyễn Hữu Nhã, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long cũng cho biết: “Đã rà soát và có đề nghị thu hồi chủ trương đầu tư dự án”.
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long có địa chỉ tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh do ông Trương Tiến Lực làm chủ sở hữu.
Chỉ vài năm trở lại đây, công ty này đồng loạt triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhưng đều có “tai tiếng”, sai phạm.
Đơn cử, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hạ Long đề nghị "biếu" xã Quảng La một nghĩa trang rộng 3 ha với mức đầu tư hơn 4 tỉ đồng. Trong quá trình thực hiện, công ty tập trung nguồn lực để khai thác than còn dự án nghĩa trang chỉ xây dựng qua loa. Sau 2 lần bị đình chỉ vì cố tình khai thác than trái phép, công ty đã đào bới hơn 30 ha đất rừng. Số than phát lộ bị thu hồi gần 10.000 tấn. Dù sai phạm nhưng đến nay chưa có cá nhân, tập thể nào bị xử lý.
Kết luận sau Thanh tra số 58/QĐ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh ghi rõ: Công ty thực hiện dự án khi chưa đủ thủ tục về đất đai, môi trường, thời gian kéo dài, khai thác vượt ra ngoài ranh giới quy hoạch, khai thác vào đất rừng phòng hộ hồ Yên Lập và tự ý thu hồi, tập kết than tại thôn 5, xã Quảng La…
>>> Mời độc giả xem thêm video Tiến độ dự án bất động sản hàng hiệu tại TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: VTV24)
UBND xã Đại Thành (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu ông Đặng Văn Tr., dừng ngay việc giết mổ gia súc không phép cho đến khi có đủ các điều kiện cần thiết mới được phép hoạt động.
Chủ “lò” giết mổ gia súc không phép cho biết, trước đây ông kinh doanh "lò" mổ ở xã Tân Phú và mới chuyển sang bên đất Đại Thành. Địa điểm giết mổ mới này chỉ dựng tạm để con trai làm.
Doanh nghiệp này xả nước thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần; thải khí thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61/2024/QĐ-UBND, ngày 27/9/2024, trong đó quy định về điều kiện và diện tích đất tối thiểu để được tách thửa tại Hà Nội trong thời gian tới.
Hoạt động không phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nhưng cơ sở giết mổ gia súc này vẫn ngang nhiên tồn tại khiến người dân bức xúc.
Công ty TNHH GREENWOOD vừa bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi phạm không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Xả nước thải có nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép; không thực hiện giám sát môi trường nước thải theo đúng quy định... Trung tâm thương mại và siêu thị Hùng Cường Big C (siêu thị GO Quảng Ngãi) bị xử phạt 215 triệu đồng.
Để tiết kiệm chi phí, B.M.T không đưa xà bần, giá hạ từ các công trình về điểm tập kết tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn mà chở về đổ trái phép tại bãi đất cuối đường Nguyễn Bá Phát.
Từ ngày 7/10, Hà Nội sẽ áp dụng quy định mới xóa bỏ những căn nhà siêu mỏng dưới 15m. Đặc biệt, thửa đất sau khi thu hồi có diện tích đất nằm ngoài chỉ giới đường đỏ dưới 50m2 không đủ điều kiện tồn tại.
Mỗi ngày có hàng chục lượt xe tải ben chở cát có tải trọng lớn, có dấu hiệu quá tải chạy bất kể ngày đêm trên tuyến đường liên thôn thuộc xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.