Những thực phẩm "đại kỵ" với người bị tuyến giáp

Có những loại thực phẩm không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tuyến giáp mà cả huyết áp, tim mạch... nên cần biết để phòng tránh. Nên chọn những thực phẩm có lợi cho tuyến giáp.

Những loại thực phẩm cần tránh

Gluten (nếu bạn bị bệnh không dung nạp gluten): Những người mắc bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten) sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về tuyến giáp cao hơn. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh này, một chế độ ăn không chứa gluten không những giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh mà còn giúp bảo vệ tuyến giáp.

Khi áp dụng chế độ ăn không có gluten bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm sau đây:

Bột mì: tất cả các chế phẩm có liên quan như lúa mì còn nguyên cám, bột mì, mầm lúa mì và cám mì. Lúa mì spenta, lúa mì Einkorn

Lúa mạch đen, đại mạch, tiểu hắc mạch, ngũ cốc Kamut.

Ngoài các loại thực phẩm trên thì những loại thực phẩm đã qua chế biến cần tránh khi thực hiện chế độ ăn không có gluten như: bánh mì, mì ý, ngũ cốc sử dụng để ăn sáng, bia, bánh ngọt, bánh quy, nước xốt, dầu giấm, đặc biệt là không sử dụng nước tương.

Hầu hết các thực phẩm chế biến công nghiệp đều có chứa gluten, vì thế tốt nhất bạn nên sử dụng những thực phẩm toàn phần không qua chế biến hoặc chế biến rất ích.

Đối với yến mạch thì bạn nên chú ý kỹ khi sử dụng bởi vì về bản chất thì trong yến mạch không chứa gluten nhưng trong quá trình chế biến thì có thể nó sẽ bị nhiễm gluten chéo. Vì thế, cần phải đọc kỹ thành phần ghi trên nhãn trước khi sử dụng.

Thực phẩm chế biến sẵn: Nếu bạn nghĩ rằng nên ăn nhiều thức ăn mặn hoặc thực phẩm chế biến chỉ để bổ sung iốt thì nên suy nghĩ lại. Đa phần nhà sản xuất không bao giờ sử dụng muối iốt trong các loại thực phẩm chế biến. Cho nên, việc ăn nhiều các loại thực phẩm này chỉ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tim mạch chứ không bổ sung được iốt.

Thức ăn nhanh cũng không sử dụng muối iốt trong quá trình chế biến. Do đó, ăn nhiều loại thực phẩm này không những không tốt cho tuyến giáp mà còn ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.

Cũng giống như thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh cũng không sử dụng muối iốt trong quá trình chế biến. Do đó, ăn nhiều loại thực phẩm này không những không tốt cho tuyến giáp mà còn ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.

Những thực phẩm người bị tuyến giáp nên ăn - Ảnh minh họa

Những thực phẩm người bị tuyến giáp nên ăn - Ảnh minh họa

Thực phẩm nên ăn

Ăn Cá: Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ cho biết, i-ốt được tìm thấy nhiều trong đất, nước biển và cá. Một khẩu phần cá tuyết nướng nặng 85g cung cấp đủ lượng i-ốt trong ngày.

Thịt gà và thịt bò: Kẽm rất quan trọng để sản xuất hormone tuyến giáp. Theo nghiên cứu năm 2013 được công bố trên tạp chí khoa học The International Journal of Trichology, hấp thụ quá ít kẽm có thể dẫn đến suy giáp.

Thịt là một nguồn tốt cung cấp kẽm. Trong đó, chuyên gia khuyên nên ăn thịt bò và thịt gà thường xuyên.

Dùng Sữa: Dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, uống 1 ly sữa ít béo sẽ đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu i-ốt hàng ngày của bạn.

Chuyên gia khuyên nên chọn sữa vì thực phẩm này còn bổ sung vitamin D. Nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Khoa học Y tế Quốc tế cho thấy, người có tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) dễ bị thiếu vitamin D hơn những người khác.

ThS.BS Nguyễn Văn Thái

(Viện Y học phóng xạ và Ung bướu quân đội)

Theo Đời sống
Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Bỏ túi mẹo bảo quản cơm thừa không ôi thiu

Nên nấu cơm vừa đủ ăn bởi không chỉ riêng cơm mà bất cứ thực phẩm nào nếu để lâu ngoài môi trường và hâm đi hâm lại nhiều lần đều sẽ bị biến chất, hao hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sức khỏe.
back to top