Những sai lầm trong cách ăn gây bệnh sỏi mật

Ngoài đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, vàng da, sỏi mật có thể gây ra viêm đường mật, viêm gan mật, xơ gan mật, viêm ổ bụng… rất nguy hiểm và thường tái phát sau điều trị. Vậy những thực phẩm nào gây bệnh sỏi mật và cách ăn ra sao để tránh bệnh.

Nhiều cách ăn hình thành sỏi mật và ung thư

PGS.TS Triệu Triều Dương, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 cảnh báo, sỏi mật là một bệnh lý đường tiêu hóa hàng đầu khiến người bệnh phải nhập viện. Thống kê cho thấy, có khoảng 10 – 15% người trưởng thành mắc bệnh sỏi mật. Bệnh có thể không có triệu chứng trong vòng 10 – 20 năm nhưng lại rất nguy hiểm bởi các biến chứng cấp như viêm túi mật, viêm tụy cấp, hoại tử túi mật, viêm phúc mạc, tắc mật và ung thư túi mật…

Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng hay để lại di chứng. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài mang thai, béo phì, tiểu đường… chính là thói quen ăn uống, sinh hoạt không đúng của người dân: ăn nhiều mỡ động vật, thực phẩm giàu cholesterol và các chất kích thích.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/soi-mat3.jpg

Ảnh minh họa

BS Yên Lâm Phúc, Học viện Quân y 103 cho biết, các cách ăn chính gây bệnh sỏi mật là:

Ăn đồ sống và các món gỏi: Thói quen ăn uống này khiến cho cơ thể bị nhiễm giun, sán. Người bị nhiễm giun thì việc giun chui cuống mật là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi giun chết đi thì “thi thể” của nó có thể sẽ là nơi bám dính mật, lâu dần hình thành sỏi mật. Đây cũng là nguyên nhân gây sỏi mật thường gặp ở nước ta. Vì vậy, để thoát khỏi lưỡi hái của bệnh sỏi mật, đừng quên tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Hạn chế tối đa các món ăn sống, các món gỏi…Rửa sạch hoa quả và gọt vỏ trước khi ăn để tránh lây nhiễm ký sinh trùng vào trong cơ thể.

Ăn ít rau: Khi ăn ít rau nhu động ruột giảm, kéo theo nhu động ruột đường mật bị giảm xuống. Mật hay bị ứ đọng và tạo thành sỏi bùn dễ gây tắc mật. Vì vậy, tích cực ăn rau củ quả. Nó không làm thay đổi thành phần dịch mật nhưng lại có tác dụng kích thích lưu thông mật, giúp giảm nguy cơ tạo sỏi và chống viêm đường mật. Với những người bị hẹp đường mật hay u đường mật, càng nên ăn nhiều rau củ quả, ít nhất 500g rau xanh/ngày.

Ăn chế độ bổ sung: Bản chất của chế độ nuôi bổ sung là ăn những thức ăn tinh, giàu dinh dưỡng như cháo gà, nước thịt hầm, xương hầm, sữa đồ hộp… nhưng lại ít ăn thực phẩm thô như ngũ cốc toàn phần, rau củ quả. Điều này khiến cho nhu động ruột không được kích thích đủ tạo ra hiệu ứng vận động mật đủ mạnh, tạo điều kiện cho sỏi mật hình thành. Tăng cường thực phẩm dạng thô để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể nhằm kích hoạt vận động của đường mật. Nên thêm rau, củ quả dạng thuốc bắc như táo tàu, hạt sen vào cháo gà hoặc các loại rau củ. Thay vì uống nước hoa quả khuyến khích bệnh nhân ăn nguyên quả để tăng cường chất xơ.

Mỡ gây bệnh nhưng không nên bỏ

Chất béo được coi là một trong tác nhân quan trọng gây bệnh sỏi mật. Theo BS Yên Lâm Phúc, người thường xuyên ăn thức ăn nhiều mỡ sẽ khiến cho thành phần mỡ máu bị thay đổi qua đó làm thay đổi thành phần dịch mật, cụ thể là tăng triglycerid va cholesterol. Khi nồng độ hai chất này trong dịch mật quá cao, chúng sẽ lắng động lại và tạo thành cặn bám của nhân sỏi, hình thành sỏi mật. Hạn chế ăn mỡ động vật, không ăn quá nhiều thức ăn rán, quay, đặc biệt với người đã từng bị sỏi mật. Với nhân viên văn phòng và những người làm việc nhẹ nhàng thì mỗi ngày không nên ăn quá 50g dầu mỡ.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Triệu Triều Dương, không nên loại bỏ hoàn toàn các loại chất béo. Bởi một chế độ ăn quá ít chất béo hoặc không có chất béo đều có thể là nguyên nhân dẫn tới việc hình thành sỏi mật. Hơn nữa, cơ thể vẫn cần có chất béo để cung cấp năng lượng để hoạt động. Một số loại dầu như dầu dừa, bơ… rất tốt cho người bệnh sỏi mật, không làm ảnh hưởng tới  nguy cơ hình thành sỏi mật. Người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật nên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu, không có hoặc có rất ít chất béo, chế biến dưới dạng hấp và luộc. Nên chế biến thức ăn ở dạng dễ tiêu như cháo, súp, các loại rau, củ…

Đặc biệt, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E, K do những vitamin này thường bị giảm sau cắt túi mật. Ngoài ra, bổ sung vitamin C cũng là cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy làm nhanh lành vết mổ. Khi khỏi bệnh cần quay lại chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và tốt cho gan mật.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top