<div> <p>Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn còn gọi là bệnh sán dải lợn, phân bố ở tất cả vùng miền. Người bệnh có thể mắc ấu trùng sán lợn hoặc sán trưởng thành ở ruột nếu ăn, nuốt phải trứng, nang ấu trùng sán lợn. Nguyên nhân mắc bệnh liên quan chủ yếu đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín.</p> <p>Dưới đây là những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán:</p> <p><strong>Tiết canh</strong></p> <p>Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, tiết canh về bản chất là máu sống chế biến cùng các loại thịt, xương nên không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, nhất là máu của lợn, gà, vịt... đang nhiễm bệnh.</p> <p>"Ăn tiết canh từ con vật bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, nặng có thể gây tử vong", phó giáo sư Thịnh nhấn mạnh.</p> <p>Do đó, nên bỏ thói quen ăn tiết canh để hạn chế lây nhiễm bệnh từ thịt bẩn. Khi tiếp xúc và chế biến thịt lợn phải sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết, vệ sinh cá nhân và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Khi có những triệu chứng bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.</p> <p><strong>Nem chua</strong></p> <p>Nem chua sống được làm từ da lợn, thịt lợn, đường, gia vị... rồi cho lên men lactic. Trong quá trình chế biến và bảo quản, nếu không bảo đảm được vô trùng, món này rất dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do nhiều dụng cụ, nơi sản xuất, người chế biến... Thính và thịt nếu để quá hạn và gặp môi trường ẩm cũng rất dễ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn độc hại.Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên ăn đồ sống, chưa chín, vệ sinh cá nhân không đảm bảo... là điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng lây nhiễm, đặc biệt là nem chua.</p> <p>Ngoài ra, nem chua chỉ là món thịt tái, không được đun nấu kỹ càng nên người ăn rất dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải nem được làm từ thịt lợn gạo. Đây là loại lợn trong cơ có chứa các nang ấu trùng sán.</p> <p><strong>Rau sống</strong></p> <p>Những loại rau như rau mùi, xà lách... thường nhiễm các loại giun, sán. Đây là thực phẩm có nguy cơ cao chứa các loại ký sinh gây hại.</p> <p>Rau sống có thể được tưới bằng nước bẩn, bón phân tươi là mầm mống khiến cho ký sinh trùng sinh sôi và lây lan. Ăn phải loại rau này dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm giun sán hay kiết lị.</p> <p>Nên hạn chế ăn rau sống tại các hàng quán bởi chúng không đảm bảo vệ sinh. Rau mua về nhà dùng cần rửa nhiều lần và ngâm nước muối. Bạn cũng có thể tự trồng chúng tại nhà để đảm bảo vệ sinh. </p> <p><strong>Ốc</strong></p> <table align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody> <tr> <td><img alt="Sinh vật sống trong bùn như ốc, lươn, cua thường chứa nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể." src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/18/uocac-1436-1542797064-15528766-1645-7050-1552876886.png" /></td> </tr> <tr> <td> <p>Sinh vật sống trong bùn như ốc, lươn, cua thường chứa nhiều loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh trùng có hại cho cơ thể.</p> <p>Theo các chuyên gia, mỗi con ốc có thể chứa 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Do đó, nên ăn ốc chín, tuyệt đối không ăn ốc chín tái. Loại bỏ ruột ốc và não ốc khi ăn. Ruột ốc nằm ở đuôi ốc chứa nhiều chất bẩn, không nên ăn. Não ốc nằm ở đầu có chứa các chất độc, dễ gây chóng mặt, ngộ độc thực phẩm nếu ăn số lượng nhiều.</p> <p>Trước khi nấu, cần sơ chế sạch bằng cách ngâm ốc trong nước sạch nhiều lần. Hoặc ngâm ốc với nước gạo và ớt để chúng nhả hết bùn rồi chế biến thật kỹ để đảm bảo an toàn.</p> <p>Lươn, cua, tôm hùm đất sống trong bùn cũng mang nhiều ký sinh trùng. Do đó cần vệ sinh kỹ trước khi ăn để tránh ngộ độc. </p> <p><strong>Thịt bò tái, bít tết</strong></p> <p>Theo bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể.</p> <p>Ngoài ra, thịt sống là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển nếu bảo quản không đúng cách, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa và các hậu quả khác. Cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín uống sôi" và không ăn thịt bò tái.</p> <p><strong>Thùy An</strong></p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lợn
(Khoahocdoisong.vn) - Thịt sống, tiết canh, nem chua, thịt bò tái, rau sống là những món ăn có nguy cơ cao nhiễm sán. - VnExpress Sức Khỏe
Khó thở, tức ngực... sau khi uống nước củ ráy chữa ung thư
Người phụ nữ 61 tuổi uống nước của ráy với mục đích chữa ung thư theo mách bảo của người quen, kết quả bị đau vùng miệng, họng; khó nuốt, khó phát âm, họng phù nề đỏ.
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.
Nuốt nghẹn, người đàn ông phải tái tạo hầu–thực quản bằng vạt hỗng tràng cuống đôi
Ung thư hạ hầu chiếm khoảng 3 - 4% ung thư vùng đầu và cổ. Có đến khoảng 77% các trường hợp nhập viện ở giai đoạn IV, bệnh có tiên lượng xấu nhất trong các loại ung thư ở phân vùng này, với tỉ lệ sống 5 năm khoảng 35%.
Hy hữu: Chân chống xe máy đâm xuyên cẳng chân người phụ nữ
Trong những trường hợp tai nạn bị dị vật đâm vào cơ thể người dân không nên tự ý rút dị vật ra, có thể làm tổn thương thêm các cấu trúc quan trọng khác ở vùng xung quanh.
Cây đổ đè trúng người, nam thanh niên bị dập nát xương đùi trái
Khi đang chặt cây trong vườn của gia đình, bất ngờ cây đổ lệch hướng, dù cố gắng chạy nhưng nam thanh niên 23 tuổi vẫn bị một cành to đè trúng vùng đùi trái.
Giành sự sống cho bé 11 tuổi sốc đa chấn thương do tai nạn giao thông
Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, với sự nỗ lực hết sức và sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ kíp mổ, kết hợp truyền 01 đơn vị máu toàn phần, ca phẫu thuật đã thành công, cứu bệnh nhi thoát khỏi cơn nguy kịch.
Vào viện điều trị viêm phổi, bệnh nhân 73 tuổi phải mổ viêm ruột thừa cấp
Viêm ruột thừa cấp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa bị viêm là cách tốt nhất để điều trị viêm ruột thừa triệt để.