Những chú ý khi ăn rau sống để đảm bảo an toàn sức khỏe

Rau sống là thức ăn ưa chuộng của rất nhiều người nhưng khi ăn rau sống cần chú ý những gì thì không phải ai cũng biết.

Rau sống có tác dụng cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin A, C, E… chất khoáng và một số yếu tố vi lượng. Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, nếu rau sống được tưới bón phân tươi, nguồn nước tưới không sạch, sử dụng thuốc trừ sâu chưa đúng quy định,…thì đó lại là món ăn không đảm bảo vệ sinh, mang theo nhiều mầm bệnh, khiến người ăn dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm giun sán, thậm chí cả viêm gan A hay nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mãn tính.

Rau sống là thức ăn ưa chuộng của nhiều người

Các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM từng tiến hành nghiên cứu trên 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất gồm xà lách, xà lách xoong, rau muống, cải bẹ xanh, rau đắng, rau cải cúc, rau má, rau húng, tía tô, húng quế… Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3-100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.

Theo bác sĩ, TS Nguyễn Văn Đề – Chủ nhiệm khoa Ký sinh trùng, Đại học Y Hà Nội, khi ăn rau sống cần lưu ý khâu nhặt và rửa, ngâm muối sạch sẽ, tránh nguy cơ bị nhiễm giun sán hoặc các ký sinh trùng. Thậm chí rau ở 1 số nơi còn có phẩy khuẩn tả, có thể dẫn đến tiêu chảy.

Chưa kể đến việc không chỉ có các loại bào nang amip, trùng lông, trùng roi… các loại rau sống trên thị trường hiện nay còn chứa một lượng lớn các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa, sán lá gan.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất không nên ăn rau sống, phương pháp ăn chín uống sôi vẫn là cách bảo vệ sức khỏe an toàn nhất.

Còn với những người thích ăn rau sống, bác sĩ Nguyễn Văn Đề khuyến cáo cần nhặt sạch rau, rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch. Tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng thuốc trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Rau đó để ráo nước. Tốt nhất vẫn nên chần qua nước sôi trước khi ăn.

Khi mua rau, chỉ nên chọn các loại rau xanh tại các của hàng rau sạch, rau có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Nên ngâm nước muối trước khi ăn. Cần lưu ý không dự trữ rau quá lâu trong tủ lạnh vì cứ sau một ngày, rau xanh mất đi một lượng lớn chất dinh dưỡng.

Theo Phapluatxahoi.vn

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top