Những bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Miền Bắc bắt đầu bước vào thời tiết mưa phùn, nồm ẩm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ đổ bệnh, đặc biệt là trẻ em, người già là đối tượng có sức đề kháng giảm.

Thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, tồn tại lâu hơn trong môi trường, vì vậy làm tăng nguy cơ gây bệnh ở người, lây lan trong cộng đồng và bùng phát bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa như bệnh tay chân miệng, sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thuỷ đậu, các bệnh cúm, tiêu chảy, liên cầu lợn, ... Các bác sĩ bệnh viện đa khoa Phú Thọ cảnh báo một số bệnh thường gặp trong thời tiết nồm ẩm như sau:

Hô hấp

Thời tiết khô, gió mùa về chuyển sang độ ẩm nhanh, mưa phùn, làm cho trẻ thích nghi không kịp, dẫn đến các bệnh lý cấp tính đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi...

Khi con bị sốt, ho, cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh mà nên đưa đi khám để điều trị đúng. Trời lạnh nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, giữ ấm vừa, không nên mặc quá nhiều quần áo, trẻ ra mồ hôi gặp lạnh càng dễ viêm phổi hơn.

Những bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm ảnh 1

Những bệnh dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm

Bệnh tiêu chảy

Khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh, thường tạo ra sự thay đổi về môi trường, nhiệt độ, độ ẩm… gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đối với những người sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm hoặc không thích nghi kịp sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Đồng thời đây cũng là điều kiện môi trường thuận lợi cho các mầm bệnh (vi khuẩn, vi rút) phát triển và lây lan. Bên cạnh các bệnh hô hấp thì tiêu chảy cũng là một bệnh dễ mắc trong mùa lạnh.

Bệnh cúm

Bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến, không chỉ với trẻ em, người già mà cả người trưởng thành cũng dễ mắc bệnh cảm cúm khi thời tiết thay đổi.

Khi bị cảm cúm, đa số mọi người thường bỏ mặc hoặc tự điều trị bằng thuốc, thậm chí có người còn sử dụng cả kháng sinh để bệnh nhanh khỏi. Việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị cảm cúm thường không mang lại kết quả, có khi còn để lại hậu quả nhờn kháng sinh trong điều trị bệnh sau này.

Bệm cúm theo mùa có khả năng lây lan thành dịch, nhất là một số chủng cúm A như H5N1, H1N1... rất phổ biến.

Cách phòng bệnh:

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mọi người dân cần quan tâm, chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh như sau:

1. Tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm …).

2. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

3. Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp như sởi, rubella, ho gà, não mô cầu, thủy đậu, cúm ...

4. Đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín, ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

5. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh truyền nhiễm cần thông báo ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

(Nguồn Cục Y tế dự phòng)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top