Nhiều bệnh lý khiến trẻ khóc “dạ đề”

(khoahocdoisong.vn) - Khóc “dạ đề” không chỉ là tình trạng khóc đêm thông thường mà đôi khi là bệnh lý nên cha mẹ cần nhận biết, không nên quá chủ quan đến khi phát hiện ra bệnh thì đã muộn.

Mỗi khi đêm đến là trẻ nhỏ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu ngủ thiếp đi.

Những trường hợp trẻ quấy khóc về đêm do đói, chăn tã ướt, bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, hoặc do một số bệnh tật khác, không thuộc phạm vi chứng dạ đề.

Khóc dạ đề thường là do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. 

Nhiều trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm, dân gian thường gọi là ‘khóc dạ đề’. Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.

Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc đêm sẽ hết.

 Tuy nhiên nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.

Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc do trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamine D. Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Khi bị lồng ruột, trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như :  nôn, khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi tiêu ra máu. Trường hợp này, cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

 Vì vậy, cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc đêm với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn  khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì cha mẹ không cần quá hoảng hốt. Khi dỗ cần bế ở tư thế trẻ ưa thích, đu đưa nhẹ nhàng để trẻ dễ ngủ lại. Không nên tập trung nhiều người dỗ trẻ cùng một lúc vì có thể khiến trẻ hoảng sợ.

Nếu thấy  trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ắn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh, không nên quá chủ quan đến khi đưa trẻ đến bệnh viện thì đã quá muộn. Đề phòng thiếu vitamin D bằng cách không cho trẻ nằm trong phòng kín, thiếu ánh sáng.

Lương y Hoàng Anh Tuấn (Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top