Nhiễm khuẩn huyết vì vết gai đâm

(khoahocdoisong.vn) - Ở trẻ nhỏ, những tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… là con đường để vi khuẩn xâm nhập vào và đi vào máu gây nhiễm trùng huyết.

Bé Nguyễn Thị H. (Đông Anh, Hà Nội) giẫm phải gai, mẹ bé chủ quan không ngừa văcxin và cũng không vệ sinh sạch.

Sau đó, bé bị sốt nhẹ, đau họng, gia đình đưa bé đi khám bác sĩ bảo bị viêm amidan được kê thuốc cho uống. Uống thuốc bé đỡ sốt nhưng kêu đau chân và sau đó sốt cao không giảm. Bé được chuyển từ bệnh viện huyện đến BV Xanh Pôn, rồi bệnh viện Nhi T.Ư điều trị tích cực, lọc máu ngoài cơ thể... nhưng sau 10 ngày bé tử vong vì nhiễm trùng máu nặng. 

Lời bàn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Đa số các trường hợp nhiễm bệnh phải điều trị tích cực, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn, có thể tử vong nhanh chóng do suy đa phủ tạng.

Các vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết là tụ cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm đường hô hấp, vi khuẩn viêm màng não mủ, vi khuẩn đường ruột…Ở trẻ nhỏ, những tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột, viêm màng não mủ… là con đường để vi khuẩn xâm nhập vào và đi vào máu gây nhiễm trùng huyết.

Vì vậy, nếu trẻ có tổn thương ngoài da mà sốt cao, sử dụng thuốc hạ sốt cũng không có tác dụng, kèm theo li bì, viêm phổi đi kèm… cần nghĩ tới nhiễm khuẩn huyết và đi khám ngay.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top