Nhếch nhác dưới tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông

(khoahocdoisong.vn) - Rác thải sinh hoạt, vật liệu xây dựng, lốp ô tô, biển quảng cáo… đến chuồng chó, chuồng chim, chiếu rách, sofa cũ đều được tập kết dưới gầm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.

Đáng nói là tình trạng này đã diễn ra từ rất lâu, đặc biệt từ đoạn qua phố Yên Lãng – Hoàng Cầu (quận Đống Đa – Hà Nội) khiến cho vấn nạn ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, đường phố nhếch nhác ngày càng trầm trọng làm cho dư luận vô cùng bức xúc.

Cảnh rác thải dưới tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Cảnh rác thải dưới tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Rác “lượn” theo đường sắt

Từ đầu phố Yên Lãng, những đống rác đủ thể loại lớn – nhỏ bắt đầu xuất hiện khiến cho người đi đường không khỏi xấu hổ vì một Hà Nội “chưa bao giờ bẩn đến thế”.

Đáng chú ý là từ khi hình thành tuyến đường sắt trên cao này thì rác thải từ khắp nơi bị đổ trộm đều tập trung dưới gầm cầu. Ngoài rác thải từ vật liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt cho đến chăn chiếu đều chất thành từng đống trên dải phân cách thuộc hành lang bảo vệ của tuyến đường sắt này.

Tôn, vật liệu xây dựng của một công trình thuộc địa phận phường Trung Liệt.

Tôn, vật liệu xây dựng của một công trình thuộc địa phận phường Trung Liệt.

Tại phố Yên Lãng thuộc hai phường Thịnh Quang và Trung Liệt dễ dàng nhìn thấy những đống rác thải đang bốc mùi xú uế. Rồi những biển quảng cáo, cốp pha, vật liệu xây dựng đến những bao tải được buộc kỹ vứt la liệt dọc dài theo tuyến.

Rác thải, phế liệu do một số người dân đổ trộm thuộc phường Ô Chợ Dừa.

Rác thải, phế liệu do một số người dân đổ trộm thuộc phường Ô Chợ Dừa.

Phố Hoàng Cầu, đoạn thuộc phường Ô Chợ Dừa thì khủng khiếp hơn. Ngoài rác thải vật liệu xây dựng, còn rác thải sinh hoạt, sofa cũ, ma-nơ-canh cụt đầu mất chân… nằm ngổn ngang dưới gầm cầu hoặc chất đống dựng đứng cạnh trụ đường sắt.

Người dân đem chuồng chó đặt dưới tuyến đường sắt.

Người dân đem chuồng chó đặt dưới tuyến đường sắt.

Chưa hết, người dân còn đem chuồng chó, chuồng chim ngang nhiên đặt dưới tuyến đường sắt khiến cho đô thị trở nên ngột ngạt, nhếch nhác.

Đặc biệt, tình trạng người dân đốt củi sưởi ấm gây khói bụi và nguy cơ cháy nổ vẫn thường xuyên diễn ra dưới tuyến đường sắt trên cao này.

Bà Trần Thị An, ngụ tại phường Ô Chợ Dừa bức xúc: “Nhiều hộ gia đình dọn nhà, tiện thể thuê người khênh sofa cũ, rồi vật liệu xây dựng vứt ngổn ngang dưới chân đường sắt. Chính quyền ra sức dọn dẹp nhưng chỉ hôm sau tình trạng lại như cũ”.

Biển quảng cáo vứt bừa dưới tuyến đường sắt.

Biển quảng cáo vứt bừa dưới tuyến đường sắt.

Khó xử lý

Liên quan đến vấn nạn ô nhiễm môi trường dưới tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông, PV báo KH&ĐS đã làm việc với ông Pham Việt Cừ, Phó chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa, ông Cừ khẳng định tình trạng rác thải tập trung dưới tuyến đường sắt này là có thật. Tuy nhiên, ông Cừ cũng nói đó là do một số người dân đổ trộm rác thải.

“Phường Ô Chợ Dừa đã nhiều lần ra quân thu gom rác và vận động người dân để rác đúng nơi quy định. Tuy nhiên, cứ nay dọn rác thì ngày mai tình trạng lại như cũ. Trong khi đó, không ai biết được họ đổ rác khi nào?”, ông Cừ cho hay.

Gầm cầu thành nơi ập kết xi măng (địa phận phường Trung Liệt).

Gầm cầu thành nơi ập kết xi măng (địa phận phường Trung Liệt).

Cũng tương tự như vậy, ông Nguyễn Quang Hào – Cán bộ trật tự xây dựng đô thị phường Trung Liệt, thừa nhận tình trạng nhếch nhác do rác thải dưới tuyến đường sắt đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, đó là do một số người dân đổ trộm ra; đồng thời có tình trạng đốt rác gây ô nhiễm và khói bụi.

“Có lần UBND phường bắt được một người đàn ông châm lửa đốt rác nhưng người này có vấn đề về tâm thần nên không xử phạt được. Vừa rồi, chúng tôi kiemr tra ở vị trí trụ BR24 trước trạm biến áp Thành Công và thấy tình trạng đốt củi sưởi ấm do một người đàn ông vô gia cư thực hiện”, ông Hào cho biết.

Ngoài rác thải, tình trạng đốt củi sưởi ấm ngay cạnh trụ điện cũng diễn ra thường xuyên.

Ngoài rác thải, tình trạng đốt củi sưởi ấm ngay cạnh trụ điện cũng diễn ra thường xuyên.

Cũng theo ông Hào, vừa qua UBND phường Trung Liệt đã làm việc với Ban quản lý dự án đường sắt và yêu cầu phía Ban quản lý phải có biện pháp rào chắn và hoàn thiện các hạng mục cây xanh để tránh tình trạng nhếch nhác, biến gầm cầu thành bãi rác như hiện nay.

Ông Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Chủ tịch UBND quận Đống Đa cho biết đã nhiều lần đề nghị nhà thầu không đổ, xả phế thải xây dựng bừa bãi. UBND quận cũng kiến nghị Sở Xây dựng sớm trồng cây xanh, thảm cỏ theo thiết kế sau khi đã hoàn thành xây dựng và nghiên cứu phương án căng dây, rào chắn bảo vệ mặt bằng ngăn ngừa tình trạng đổ trộm rác, phế thải.

Theo Đời sống
back to top