Nguyên do hơn 11.000 người Việt chết mỗi năm vì ung thư dạ dày

Mỗi năm Việt Nam có trên 15.000 ca mới được chẩn đoán ung thư dạ dày và hơn 11.000 ca tử vong vì bệnh này. Tần suất mắc cao, nhưng theo thống kê tại Bệnh viện K, có tới 3/4 bệnh nhân K dạ dày được phát hiện muộn, chỉ có 15% bệnh nhân sống thêm được 5 năm.

Ung thư dạ dày là loại phổ biến ở cả nam và nữ, nhưng ở Việt Nam có tới 75% là phát hiện ở giai đoạn muộn nên tiên lượng sống thấp. Nếu phát hiện sớm bệnh, tỷ lệ khỏi lên tới 60 - 65%.

Phẫu thuật với mục đích vừa chẩn đoán vừa điều trị

1 tháng gần đây, cụ L.T.T. (91 tuổi, Nam Hà) thấy tức bụng, khó chịu vùng bụng, đi siêu âm phát hiện khối u lớn ở dạ dày. Cụ T. nhập Bệnh viện K với triệu chứng đau tức vùng thượng vị, không kèm nôn máu, đi ngoài phân đen.

Kết quả nội soi thấy có tổn thương sùi loét ở hang vị dạ dày, kích thước lớn khoảng 40mm. Kết quả sinh thiết ung thư dạ dày giai đoạn 2A cT3NOMO. Cụ đã được phẫu thuật cắt một phần dạ dày loại bỏ hoàn toàn tổn thương kèm theo nạo vét gần 20 hạch.

Còn trường hợp một bệnh nhân nam (32 tuổi, Hà Nội) đau tức vùng thượng vị hơn 1 năm, có những lúc đau rất nhiều kèm nôn sau ăn. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi, được nội soi dạ dày sinh thiết tổ chức làm giải phẫu bệnh, nhưng kết quả đều không bắt được tế bào ung thư.

Bệnh nhân vào Bệnh viện E T.Ư trong tình trạng hẹp môn vị, gầy sút cân, nội soi có loét hang vị, sinh thiết loạn sản vừa, tuy nhiên trên phim chụp cắt lớp vi tính ổ bụng lại thấy một hình ảnh khối u có ổ loét rất sâu. Bệnh nhân được chỉ định mổ, sinh thiết tức thì khối u trong mổ cho kết quả ung thư biểu mô tuyến và đã được cắt gần toàn bộ dạ dày + vét hạch D2. Giải phẫu bệnh sau mổ là pT4aN2bM0. Sau mổ bệnh nhân tiếp tục phải truyền hóa chất.

ung-thu-da-day-6.jpg
Nguyên do hơn 11.000 người Việt chết mỗi năm vì ung thư dạ dày.

TS.BS Đặng Quốc Ái, Phó Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện E T.Ư cho biết, ung thư dạ dày không phải dễ dàng được phát hiện. Trường hợp trên là một trong những trường hợp rất khó trong chẩn đoán. Ở đây không phải là do nội soi sinh thiết hay giải phẫu bệnh kém mà là vì bản chất khối u dạng thể loét nên qua nội soi sẽ khó tiếp cận và lấy được tổ chức ung thư.

Vì vậy, theo TS.BS Đặng Quốc Ái, việc phẫu thuật cần đặt ra khi viêm loét dạ dày đã có một thời gian dài điều trị nội khoa mặc dù kết quả nội soi sinh thiết là âm tính. Hơn nữa, khi đã có biến chứng hẹp môn vị trên lâm sàng thì cần thực hiện sớm cuộc phẫu thuật với mục đích vừa chẩn đoán vừa điều trị.

Triệu chứng nghèo nàn và không đặc hiệu

Theo thống kê về dịch tễ bệnh ung thư tại Việt Nam của GLOBOCA (dự án nghiên cứu ung thư quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới - WHO), năm 2020, ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, đứng thứ 2 ở nam giới và thứ 4 ở nữ giới. Riêng nam giới năm 2020 ghi nhận 11.059 ca chiếm 11.2% các loại ung thư nói chung. Điều đáng nói là 75% bệnh nhân ung thư dạ dày đi khám thì bệnh đã ở giai đoạn cuối.

ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Dũng, Bệnh viện K cho biết, tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày đứng thứ 2 bởi việc phát hiện ung thư dạ dày không tùy thuộc dấu hiệu bệnh. Có người tình cờ phát hiện khi khám kiểm tra sức khỏe có nội soi dạ dày; Có người các triệu chứng điển hình của bệnh; Nhiều người không có triệu chứng đặc hiệu, chỉ phát hiện khi có các biểu hiện di căn hoặc các biến chứng.

u-da-day-khong-lo.jpg
Nguyên do hơn 11.000 người Việt chết mỗi năm vì ung thư dạ dày.

Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Dũng, ở giai đoạn sớm, thường phát hiện tình cờ. Giai đoạn này các triệu chứng thường rất nghèo nàn và không đặc hiệu với các biểu hiện ậm ạch, đầy hơi vùng thượng vị, đau vùng thượng vị không có chu kỳ, nuốt nghẹn, mệt mỏi chán ăn. Có thể gầy sút cân gặp ở trên 80% các trường hợp, khi sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể là một dấu hiệu tiên lượng xấu.

Ở giai đoạn muộn, triệu chứng của bệnh rõ ràng hơn, xuất hiện thường xuyên và liên tục: Sụt cân không rõ nguyên nhân, đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn… Khám lâm sàng có thể thấy các triệu chứng thiếu máu, sờ thấy khối u bụng, thường khi bệnh đã tiến triển.

Phát hiện sớm để phẫu thuật có hiệu quả cao, đạt tới 80% số người bệnh sống sau 5 năm.

Box: Các chuyên gia cho biết, chế độ ăn được coi là 1 trong 3 yếu tố (chế độ ăn, vi khuẩn HP và một số thương tổn bệnh lý) liên quan đến ung thư dạ dày. Vì vậy, để phòng ngừa, cần tránh ăn chế độ ăn nhiều muối, những thức ăn khô, những thức ăn hun khói, những thức ăn chứa nhiều nitrosamines.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top