<p>Việt Nam đang lọt vào 1 trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới. Thông báo mới nhất từ Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA đưa ra cho thấy hiện tại chiều cao trung bình của người Việt Nam thấp đứng thứ 3 châu Á, xếp gần áp chót trong khu vực ASEAN. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém và rất kém so với chuẩn.</p> <div> <div><img alt="Chương trình Sức khoẻ Việt Nam phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày, khuyến khích người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ. Ảnh minh hoạ" data-original="http://giadinh.mediacdn.vn/2019/3/4/nguoivietnamluoivandongnhatthegioi41-15516648026611145635518.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/03/04/nguoivietnamluoivandongnhatthegioi41-15516648026611145635518(1).jpg" /></div> <div> <p>Chương trình Sức khoẻ Việt Nam phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày, khuyến khích người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ. Ảnh minh hoạ</p> </div> </div> <p>Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam hiện là 164,4 cm, thua 8 cm so với Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc. Nữ 153,4cm thấp hơn chuẩn chung trên 10cm. Trong 30 năm qua, người Việt cao lên nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được 1 cm.</p> <p>Các nhà khoa học cũng đưa ra những lý do vì sao người Việt Nam lại có trở ngại lớn trong việc phát triển chiều cao, chính là vì chế độ dinh dưỡng và cách tập thể dục thể thao chưa hợp lý.</p> <p>Viện Dinh dưỡng cũng khảo sát mức độ hoạt động thể lực của học sinh tiểu học và THCS ở Hà Nội, TP HCM. Kết quả đến 39% học sinh tiểu học và 46% học sinh THCS được xếp vào nhóm ít hoạt động.</p> <p>Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng thiếu vận động thể lực ở mức báo động. Số liệu nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng cho thấy có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực theo khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương).</p> <p>PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết vận động thể lực đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh lý tim mạch, bởi vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim…</p> <p>Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo nên vận động hàng ngày 30-60 phút. Đi bộ nhanh, bơi, tập aerobic (cường độ vừa phải), tập yoga là những hoạt động tốt cho tim mạch. Theo TS Hùng, đi bộ nhanh là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất cho tim mạch. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.</p> <p>"<i>Tuy nhiên, lưu ý đừng đi bộ “nhàn nhã” như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp. Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ “nhàn nhã” chỉ mang tính thư giãn</i>" - TS Hùng khuyến cáo.</p> <p>Với lứa tuổi học sinh, các chuyên gia khuyên cần vận động thể dục thể thao 1-2 tiếng mỗi ngày. Theo khuyến cáo, cha mẹ hãy kiên trì từng chút một cho quá trình luyện tập của con, đầu tiên chỉ 5-10 phút đạp xe, đi bộ rồi tăng dần theo từng ngày, đạt mức 60 phút mỗi ngày tập luyện đều đặn là rất lý tưởng.</p> <p>Lười vận động khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường. Tại Việt Nam, báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 20 người thì có một người bị đái tháo đường. Như vậy ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, khoảng 3 triệu người đái tháo đường.</p> <p>Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2016, cho thấy bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca tử vong, có gần 22.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với khoảng 60 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch, ung thư và bệnh phổi mãn tính.</p> <div> <p>Theo Chương trình Sức khỏe Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ chính thức phát động vào 27/2, đặt mục tiêu tăng cường vận động thể lực cho người dân bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày, khuyến khích người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ.</p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Người Việt trả giá đắt vì lười vận động đến mức nào?
Người Việt thiếu vận động thể lực, kéo theo một loạt nguy cơ mắc phải các bệnh không lây nhiễm do béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường…
Theo giadinh.net.vn
Đừng vận động khi cơ thể hạ nhiệt
Tránh vận động mạnh khi nhà bị ô nhiễm không khí
Vận động để có giấc ngủ ngon
Thời tiết ngày 04/3: Bắc Bộ có mưa rải rác, Nam Bộ nắng nóng
Khu du lịch có vườn hồng lớn nhất Việt Nam
Triều Tiên đang nợ quốc gia nào nhiều tiền nhất?
Thiếu kẽm nguy hiểm thế nào đến sự phát triển của trẻ?
“Trừ hoạt động từ thiện, không ai làm không công nhất là SGK”
Nữ điều dưỡng hơn 30 năm gắn bó với bệnh nhân phong
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Loài rau là kho chứa canxi, cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn bỏ đi
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
2 khung giờ "vàng" tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tập.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não
Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
Trời lạnh... coi chừng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Thời tiết lạnh, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc đột quỵ và đột tử. Nhiều người hay nhầm lẫn khái niệm “đột quỵ” và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau.
Cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ em
Bệnh viêm não thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.
Đau bụng, đầy hơi đi khám phát hiện nhiều sỏi, cặn bùn tụ trong túi mật
Bệnh lý viêm túi mật cấp do sỏi túi mật thường xảy ra khi sỏi kẹt cổ ống túi mật hoặc sỏi lớn gây tắc nghẽn sự lưu thông của mật, dẫn đến viêm nhiễm,... nếu điều trị không kịp thời có thể dẫn đến suy đa cơ quan.
Đau bụng, nôn... đi khám phát hiện dính ruột, bệnh biến chứng nguy hiểm sao?
Dính ruột có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách như: tắc ruột, hoại tử ruột.
BV Bạch Mai dốc toàn lực cứu chữa các nạn nhân vụ phóng hoả quán cafe
“Bệnh viện Bạch Mai dốc toàn lực, tập trung cứu chữa cho các nạn nhân của vụ phóng hỏa quán cafe trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) tối ngày 18/12”.
Bụng to bất thường, đi khám phát hiện khối u buồng trứng nặng 15kg
Ung thư buồng trứng chỉ chiếm 5% trong các loại ung thư ở nữ nhưng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư phụ khoa.
Kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả tên Viên nang cứng Yuan Bone
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc kiểm tra việc lưu hành sản phẩm giả có tên Viên nang cứng Yuan Bone.
Cứu sống ngoạn mục bệnh nhi 8 tuổi sốc nhiễm khuẩn kháng trị
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã cứu sống ngoạn mục bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn kháng trị nhờ áp dụng kỹ thuật chuyên sâu (ECMO, lọc máu, hạ thân nhiệt) cùng với kích hoạt báo động đỏ nội viện.