Người béo phì dễ viêm khớp cột sống thắt lưng

(khoahocdoisong.vn) - Viêm khớp là một bệnh lý phổ biến của cột sống thắt lưng, thường gặp ở người lớn tuổi, ngoài ra còn xuất hiện trên người béo phì, lao động nặng hoặc bất kỳ ai từng có chấn thương cột sống trước đó.

Viêm khớp cột sống thắt lưng thường xảy ra ở phần liên kết các đốt sống lại với nhau. Các đốt sống được liên kết với nhau bởi đĩa đệm ở phía trước tủy sống và hai khớp mặt phía sau tủy sống. Nhờ đó ta có thể chuyển động, vặn, xoay chuyển một cách linh hoạt, trơn tru hơn.

Loại viêm khớp nhiều nhất ở cột sống là viêm xương khớp dẫn đến một tình trạng thường gặp là thoái hóa cột sống. (Ảnh minh họa)

Loại viêm khớp nhiều nhất ở cột sống là viêm xương khớp dẫn đến một tình trạng thường gặp là thoái hóa cột sống. (Ảnh minh họa)

Vận động vùng lưng dưới ngày càng hạn chế

Loại viêm khớp nhiều nhất ở cột sống là thoái hóa cột sống. Ngoài ra còn một số bệnh lý khác như thoái hóa đĩa đệm - tình trạng bị mài mòn của các mặt khớp, dẫn đến viêm xương khớp. Ngoài ra, hẹp ống sống nghĩa là tình trạng thu hẹp khoảng trống ở ống sống do sự phát triển quá mức của xương do viêm xương khớp. Điều này khiến rễ thần kinh bị chèn ép, gây đau đớn, khó vận động.

Viêm khớp cột sống thắt lưng được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh và các kết quả chẩn đoán hình ảnh. Trong đó, X-quang được chỉ định để tìm kiếm tổn thương xương, phì đại xương. Cộng hưởng từ (MRI) dùng để phát hiện các thoái hóa sụn, đĩa đệm và các tổn thương mô mềm khác. Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác, bao gồm viêm khớp dạng thấp, đau cơ xơ hóa, bệnh gút, viêm gân hoặc viêm khớp nhiễm trùng.

Một khi tình trạng viêm xương khớp xuất hiện, vận động vùng lưng dưới sẽ trở nên hạn chế, cảm giác đau buốt, ê ẩm bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo thời gian.

Triệu chứng này nhận thấy rõ nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy, giảm dần sau khi vận động, tăng lên khi làm việc quá sức, thậm chí ngồi lâu cũng mang lại một cảm giác không hề thoải mái.

Khi bệnh tiến triển ảnh hưởng lên hệ thống xương khớp rõ rệt, các gai xương hình thành chèn ép trực tiếp vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý vùng thắt lưng ( đau thần kinh tọa).

Các bác sĩ sẽ cân nhắc về các phương án điều trị, có thể điều trị xâm lấn nếu như trạng tổn thương viêm khớp nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ sẽ cân nhắc về các phương án điều trị, có thể điều trị xâm lấn nếu như trạng tổn thương viêm khớp nghiêm trọng. (Ảnh minh họa)

Đau thần kinh tọa được cảm nhận bằng những cơn đau buốt xuất phát từ vùng lưng, dưới mông kéo dài xuống phần chân, bắp đùi tùy thuộc vào phần rễ thần kinh bị chèn ép. Bệnh lý có thể dẫn đến mạn tính, mức độ cơn đau phụ thuộc vào tư thế và hoạt động cụ thể.

Một số triệu chứng khác đi kèm như đau đầu, đau cơ, nhược cơ hoặc cảm giác như kim đâm ở một số vùng trên cơ thể (bệnh lý thần kinh ngoại biên).

Điều trị dựa trên triệu chứng và đặc điểm tổn thương

Phương pháp điều trị viêm khớp cột sống thắt lưng được lựa chọn phù hợp với các triệu chứng và đặc điểm tổn thương xương khớp. Các bác sĩ sẽ cân nhắc về các phương án điều trị, có thể điều trị xâm lấn nếu tổn thương nghiêm trọng.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp điều trị không xâm lấn như sau:

Vật lý trị liệu và giảm cân: Tăng mức độ khỏe khoắn của cơ, giúp giảm bớt sức nặng đè lên các mặt khớp, giúp cải thiện các triệu chứng. Mặc dù đây có thể là một vấn đề khó khăn đối với các bệnh nhân đang mắc phải chứng viêm xương khớp, tuy nhiên những bài tập mức độ nhẹ nhàng, kết hợp với chế độ ăn giảm calo cũng có thể có được hiệu quả nhất định.

Thuốc chống viêm: Có thể giảm viêm và sưng trong và xung quanh khớp đốt sống. Một số loại thuốc có thành phần như naproxen, ibuprofen, diclofenac, misoprostol có tác dụng nhanh chóng.

Liệu pháp nóng - lạnh: Chườm nóng giúp nới lỏng dây chằng, khớp đốt sống trước khi vận động, trong khi chườm lạnh được sử dụng là một liệu pháp để giảm viêm tốt.

Điều trị nắn bóp cột sống: Liệu pháp này được sử dụng để nới lỏng các đoạn đốt sóng bị chèn nén, giúp giảm đau trong thời gian ngắn mà không làm thay đổi các liên kết ở cột sống.

Tiêm ngoài màng cứng: Sử dụng một loại steroid gọi là cortisone tiêm vào màng cứng hoặc xung quanh vùng dây thần kinh bị chèn ép. Cortisone có thể làm dịu hệ thống miễn dịch nhờ đó giảm được viêm và các cơn đau.

Cố định cột sống: Là một phẫu thuật được chỉ định nhằm loại bỏ chuyển động giữa các đốt sống liền kề, liệu pháp này được sử dụng trong trường hợp viêm mặt khớp nghiêm trọng.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác bao gồm: Châm cứu, xoa bóp, điều trị bằng nam châm, phương pháp trị liệu tự nhiên hoặc các trị liệu trực tiếp, gián tiếp khác, hầu hết các phương pháp này ít để lại tác dụng phụ và thường kết hợp đi kèm với các điều trị chăm sóc y tế khác.

BS Nguyễn Bá Huy (Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top