Ngoáy tai nhiều gây viêm tai

(khoahocdoisong.vn) - Ngoáy tai nhiều lần không tốt, dễ gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai.

Đi bơi về thấy tai có nước, anh Đỗ Xuân Hùng (Hà Nội) lấy tăm bông ngoáy tai. Tăm bông vừa hút nước trong tai, vừa ngoáy để tai đỡ ngứa nên lần nào anh cũng làm vậy và thấy rất dễ chịu. Hôm vừa rồi đi bơi, anh thấy tai ù, khó chịu. Anh ngoáy sâu và mạnh thế là tai rớm máu. Không dùng thuốc gì bôi, anh để tai tự khỏi, nhưng chẳng những không khỏi mà còn đau hơn. Đi khám bác sĩ nói anh bị viêm tai, phải điều trị.

Lời bàn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư cho biết, ngoáy tai nhiều lần không tốt, dễ gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai. Ngoáy tai có thể đẩy ráy tai  vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Nếu bông tai không đảm bảo, ngoáy tai có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Ngoáy tai dễ làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém. Khi đi bơi về, nếu có nước trong tai có thể lấy tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên vài phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết. Khi ngứa tai, ù tai, có thể tai đã bị viêm, lúc này nên đi khám để kiểm tra tai chứ không nên cố ngoáy cho đỡ ngứa.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top