Ngày dân số thế giới 11/7: Diễn biến phức tạp mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng rất khó kiểm soát. Nhiều giải pháp được đưa ra hướng tới mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức dưới 109 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2030.

Lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi

Theo dự báo, năm 2022 dân số thế giới đạt khoảng 8 tỉ người. Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người.

Tại Việt Nam, hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) vẫn còn diễn biến phức tạp, tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) có xu hướng lan rộng. Việt Nam vẫn tồn tại tư tưởng trọng nam hơn nữ, mô hình gia đình truyền thống trong đó coi trọng việc con trai để nối dõi tông đường, thờ phụng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ là giá trị nền tảng. Việc lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính thai nhi vẫn còn xảy ra trong khi việc thực thi các chế tài xử lý vi phạm còn chưa hiệu quả.

mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh.jpg1.jpg
Ngày dân số thế giới 11/7: Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam diễn biến phức tạp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2018, TSGTKS là 114,8 trẻ trai/100 trẻ gái, năm 2019 giảm còn 111,5; đến năm 2020 tăng lên mức 112,1.

Năm 2020, 5/6 vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề MCBGTKS, chỉ có Tây Nguyên ở mức cân bằng với TSGTKS là 106, còn vùng đồng bằng sông Hồng vẫn là khu vực xảy ra tình trạng MCBGTKS ở mức cao nhất (113,6). MCBGTKS xảy ra ở cả thành thị và nông thôn (năm 2019, TSGTKS ở khu vực thành thị là 110,8 và ở khu vực nông thôn là 111,8).

Theo báo cáo cả các tỉnh, thành phố năm 2020, 21/63 tỉnh có TSGTKS từ 112 trở lên, 18/63 tỉnh có TSGTKS từ 109-112 và 24/63 tỉnh có TSGTKS dưới 109.

MCBGTKS sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như tình trạng dư thừa số lượng nam giới so với nữ giới ở độ tuổi trưởng thành việc tìm kiếm bạn đời; việc gia tăng TSGTKS dẫn đến nguy cơ tăng thêm sự bất bình đẳng giới, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tình trạng bạo hành, buôn bán phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ tăng lên.

Khó kiểm soát MCBGTKS

Ngày 23/3/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 468/QĐ-TTg về việc ban hành Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 với mục tiêu khống chế có hiệu quả tốc độ gia TSGTKS, tiến tới đưa TSGTKS trở lại mức cân bằng tự nhiên.

mat-can-bang-gioi-tinh-khi-sinh.jpg

Tuy nhiên, TSGTKS của Việt Nam vẫn đang ở mức mất cân bằng tự nhiên (103-107) và xét ở phạm vi vùng kinh tế thì vấn đề MCBGTKS xảy ra ở diện rộng. Trong thời gian qua, nhiều địa phương chưa thể triển khai toàn diện và đầy đủ các nhiệm vụ của Đề án, một số nhóm hoạt động trọng điểm được đưa vào triển khai thí điểm nhưng sau đó không có đủ tiềm lực để chú trọng duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo. Công tác điều hành, chỉ đạo từ tỉnh đến huyện, xã và sự phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện còn hạn chế do bất cập trong nguồn nhân lực và kinh phí phân bổ hàng năm.

Sau 5 năm triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025, đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố có Đề án hoặc kế hoạch thực hiện Đề án. Các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án được tổ chức thực hiện tại hơn 669 huyện, thị xã và 9.558 xã, phường, thị trấn. Đến năm 2020, TSGTKS là 112,1 bé trai/100 bé gái sinh ra sống, đạt chỉ tiêu của Đề án giai đoạn 2016-2020 là TSGTKS ở dưới mức 115.

Năm 2021, triển khai Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2025. Đến nay, 44/63 tỉnh, thành phố Quyết định/Kế hoạch quyết định/kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của đề án từng bước đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức dưới 109 trẻ trai/100 trẻ gái vào năm 2030 theo mục tiêu được xác định tại Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, Đề án tiếp tục triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, như sau:

Truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với công tác kiểm soát MCBGTKS; Xây dựng, thử nghiệm và thực hiện các chính sách khuyến khích hỗ trợ; Nâng cao hiệu lực thực thi những quy định của pháp luật về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top