Nâng mức giá mua ôtô công lên tới 5 tỷ đồng/xe

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; đề xuất giá mua xe công phục vụ bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, tối đa là 5 tỷ đồng/xe.

Theo Bộ Tài chính, giá mua xe quy định tại Nghị định 04/2019 đã được áp dụng từ năm 2010. Hiện nay, hệ thống đường bộ đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp để xe lưu thông với vận tốc cao, đồng thời giá mua xe đã có biến động tăng so với năm 2010.

Trên cơ sở khảo sát giá mua mới xe trên thị trường năm 2022, Điều 15 Dự thảo Nghị định quy định mức giá mua xe loại một cầu tối đa là 950 triệu đồng/xe (tăng so với quy định hiện hành là 230 triệu đồng/xe).

Trường hợp cần trang bị loại ôtô 7-8 chỗ 2 cầu, mức giá tối đa là 1,6 tỷ đồng/xe (tăng so với quy định hiện hành là 500 triệu đồng/xe); xe 6-12 chỗ ngồi, mức giá tối đa là 1,3 tỷ đồng/xe (tăng so với quy định hiện hành là 200 triệu đồng/xe).

Với mức giá này có thể mua được các loại xe sử dụng phổ biến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Toyota Innova, Toyota Altis, Mazda 3, Mazda CX3, Mazda CX5, Toyota Fortuner, Ford Everest…

Đối với ôtô phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ đặc thù của các chức danh lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao; nhiệm vụ đặc thù của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng các trường hợp này cũng cần trang bị một xe có mức giá tối đa là 4,5 tỷ đồng/xe.

Ngoài số xe quy định như trên, mỗi bộ, cơ quan trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được trang bị một xe với mức giá tối đa là 4,5 tỷ đồng/xe và một xe với mức giá tối đa là 2,8 tỷ đồng/xe.

Các loại xe sử dụng phổ biến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Toyota Innova, Toyota Altis, Mazda 3... Ảnh: Minh Hoàng.Các loại xe sử dụng phổ biến tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị như: Toyota Innova, Toyota Altis, Mazda 3... Ảnh: Minh Hoàng.
Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top