Nâng cao, phát huy hiệu quả công tác tư vấn phản biện và giám định XH

Để phát huy hiệu quả TVPB&GĐ XH, LHHVN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi góp ý kiến nhằm nâng cao và nâng cao hơn nữa công tác TVPB&GĐ XH.

Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐ XH) là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về Khoa học & Công nghệ, Giáo dục & Đào tạo, chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.

Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhiều năm qua, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ TVPB&GĐ XH rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.

Hoạt động này cũng luôn được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh/thành phố quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả, giúp các ngành, các cấp có thêm cơ sở, luận cứ khoa học trong quá trình xác định, phê duyệt và thực hiện các đề án, dự án, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Để phát huy hiệu quả TVPB&GĐ XH, LHHVN đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, trao đổi góp ý kiến nhằm nâng cao và nâng cao hơn nữa công tác TVPB&GĐ XH.

Theo đó, xây dựng pháp luật là việc rất khó. Một bộ luật hay một văn bản quy phạm pháp luật hữu hiệu sẽ giúp ngành nghề, lĩnh vực liên quan tiến lên rất nhanh, đem lại nguồn lợi ích lớn cho xã hội, đất nước. Nhà nước cần dành nguồn lực xứng đáng cho việc vận động các Hội và Liên hiệp hội tham gia TVPB&GĐ XH. Trên bình diện đất nước, kinh phí cho hoạt động này chính là một dạng chi đầu tư cho phát triển bền vững…

Theo Đời sống
Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Biển “cấm đổ rác”... vô tác dụng!

Tại một bãi đất quy hoạch thuộc địa bàn phường Phước Long A, TP Thủ Đức (TP HCM), vốn từ lâu được xem là “điểm đen” của rác thải tự phát, khi các bãi rác thải lớn ô nhiễm tồn tại “tra tấn” người dân sinh sống trong khu vực.
back to top