Món ăn tăng cường thể lực cho bệnh nhân sau điều trị Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Đa phần các bệnh hậu của ôn dịch cũng như Covid-19, khi nóng sốt lâu ngày thường làm suy tổn chân âm tân dịch, chức năng nội tạng từ đó phát sinh nhiều chứng hậu. Dưới đây là những món ăn bổ mát tăng cường thể lực chữa trị các chứng ôn dịch cũng như các chứng hậu Covid-19. 

Nếu biểu hiện ho khan, đau họng, mất khứu giác, phế âm hư tổn, nên chọn món ăn bổ mát phế dưỡng âm giải nhiệt tà còn lưu lại tạng phế tốt nhất nên dùng:

Rau má: Vị đắng tính hàn. Tác dụng: Thanh nhiệt dưỡng âm, mát gan, nhuận phế, giải độc, lợi tiểu. Rau má còn chứa nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe, còn là vị thuốc quý chữa chứng phế âm hư ho khan, ho lâu ngày, ho khó thở, chứng ngoài da nổi mụn phát ban, viêm lở miệng lưỡi lâu lành. Dùng  nấu canh với thịt, cá hoặc xay sinh tố uống tuần vài lần.

Rau cải cúc (tần ô): Vị ngọt thơm, tính mát. Tác dụng: Kiện tỳ vị, tiêu đàm, giáng hỏa. trị các chứng phế nhiệt ho khan ho đàm vàng, chứng tỳ hư ăn không ngon hay đau tức ngực sườn, chứng âm hư hỏa thịnh đau đầu chóng và các chứng liên quan đến phế vị hư nhiệt. Phối hợp thịt heo bầm, cá thát lát, cá diếc hoặc cá khoai vị vừa đủ nấu thành canh, tuần ăn vài lần rất tốt. 

Nếu mệt mỏi ăn kém, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư tổn, nên chọn vị bổ mát, giải nhiệt tà tốt nhất nên dùng:

Đậu xanh: Tác dụng bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, thanh lợi tiểu tiện, chữa lở, làm sáng mắt, kiện tỳ, bổ hòa ngũ tạng, đây cũng là chứng hậu Covid-19 tỳ vị hư tổn và nhiều chứng bệnh liên quan đến nhiệt tà tồn lưu 5 tạng chưa giải hết. Nấu cháo, nấu chè, nấu xôi ăn đều tốt.

Rau cải canh: Vị cay tính mát, tác dụng kiện tỳ vị, tiêu đàm, mát phế, tiêu viêm, lợi tiểu, an thần… dùng chữa các chứng ăn ngủ kém, ho khan, ho đàm, ho thở rốc, ho viêm họng, viêm hô hấp, đàm thấp ứ trệ, đau nhức. Nấu canh cá lóc, hoặc cá rô, thịt heo bầm ăn đều tốt.

Nếu nóng bứt rứt khó ngủ, tai ù, tóc rụng, nổi mụn, tiểu vàng,can thận âm hư tổn  nên bổ thận âm, dưỡng can huyết, giải nhiệt tà ở can thận  tốt nhất nên dùng:

Đậu đen (hắc đại đậu): Theo sách dược tính chỉ nam, đậu đen vị ngọt, khí êm không độc, lợi được thủy đạo, hạ được khí nóng, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát trong lòng, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, trừ thũng, tiêu sưng, trị chứng đau, giải được độc trong cơ thể. Đậu đen rất giàu dưỡng chất và axit amin thiết yếu tăng cường thể lực. Đậu đen là vị thuốc quý chữa chứng nóng bứt rứt khó ngủ, đau đầu chóng mặt, tai ù, tóc rụng nổi mụn, tiều vàng và nhiều chứng liên quan đến can thận âm hư tổn.

Rau ngót: Vị ngọt tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ âm, dưỡng huyết, sinh cơ, chứng tiểu buốt, tiểu gắt, táo bón, miệng khô, trẻ em bị ban sởi, ra mồ hôi trộm, phụ nữ sau sinh, ít sữa, Rau ngót  rất giàu đạm và nhiều dưỡng chất đặc biệt dùng rất tốt cho trẻ em còi, người lớn khó lên cân, các chứng liên quan đến âm huyết hư sau khi mắc bệnh ôn tà hậu Covid-19 rất tốt, không có tác dụng phụ.

Những món ăn vị thuốc trên tính mát, nếu người nào tỳ vị hàn, đang bị lạnh bụng, tiêu chảy nên cho thêm gia vị gừng ôn ấm giảm bớt tính hàn.

Khi chọn món ăn bài thuốc hổ trợ chứng ôn dịch cũng như chứng hậu Covid-19 phần nhiều do ngoại tà nóng sốt lâu ngày suy tổn âm huyết tân dịch, chức năng nội tạng suy giảm, phép trị tốt nhất nên chọn món ăn bổ mát dễ tiêu, hạn chế món ăn khô cay tân tán, thịt cá kho mặn, nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, chứng hậu sau khi sốt nhiệt tà còn lưu lại ở các tạng phế, tỳ, can, thận sinh ho khan, đàm nhiều, bụng đầy tức tránh cay tân tán, tránh thịt như bò, dê, chim, gà cũng như động vật bổ dương dễ gây tích nhiệt, sốt tái lại.

Lương y Nguyễn Minh Phúc (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y TP Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top