Món ăn bài thuốc từ hạt ý dĩ

(khoahocdoisong.vn) - Ý dĩ còn gọi ý dĩ nhân, bo bo, hạt bo bo. Cây ý dĩ mọc hoang và được trồng các vườn thuốc nam, có nơi trồng số lượng lớn lấy nhân trộn gạo nấu cơm, nấu cháo, nấu chè và phối hợp với một số vị thuốc bổ dưỡng, trợ tiêu hóa.

 Ý dĩ thu hái khoảng cuối mùa thu khi quả già, cắt cả cây, phơi khô, đập cho rụng hạt, bỏ vỏ cứng và màng ngoài, chỉ lấy nhân.

    Theo dược tính hiện đại, trong ý dĩ nhân có khoảng 65% chất hydratcarbon, 5,4 % chất béo, 13,7 % protid, và các axit amin như leuxin, lysin, acgimin, tysosin, histidin, chất coixin hay coixol là protid đặc biệt của ý dĩ. Tro có chừng 2,3 %, trong rễ ý dĩ cũng có chừng 17,6% protit, 7,2 % chất béo và 52% tinh bột.

    Theo dược tính y học cổ truyền ý dĩ nhân vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, vào ba kinh tỳ vị phế. Tác dụng kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt, thấm thấp, dùng sống có thể bổ tỳ, thấm thấp nhiệt, tiêu mủ…

    Theo sách Nam dược thần hiệu, ý dĩ vị hơi ngọt tính bình, không độc, trừ phong thấp nhiệt, trị co quắp, uống lâu nhẹ mình tăng trí nhớ”.

 Một số bài thuốc có dùng ý dỹ

    -Trị tay mềm yếu do can khí hư không nuôi dưỡng gân cơ: Đương quy 40g, khương hoạt 40g, phòng phong 40g, toan táo 40g, ý dĩ 40g tán nhỏ làm hoàn ngày uống 4g.

    -Trị gân mạch co rút, phong thấp đau nhức: Ý dĩ 50g tán thành bột, nấu với nước thành cháo ăn lúc đói.

    -Chữa  lạc huyết, nôn ra máu: Ý dĩ nhân và phổi heo (nấu chín liều gia vị vừa đủ) ăn lúc đói.

    -Chữa đàm thấp, ho: Cam thảo 80g, cát cánh 40g, ý dĩ  nhân 120g tán bột,  mỗi lần dùng 20g, thêm ít gạo nếp, nấu uống sau bữa ăn.

    -Chữa tự nhiên họng sưng đau, làm như có nhọt sưng: Ý dĩ nhai nuốt là khỏi.

    -Chữa sỏi tiết niệu, tiểu buốt, tiểu gắt:  Ý dỹ 100g, mã đề 100g, đổ 2 lít nước sắc uống như trà.

    -Chữa phù thũng do kém dinh dưỡng: Ý dĩ, gạo lứt, liều bằng nhau, tán bột, nấu ăn như cháo, tuần ăn vài lần.

    -Chữa  thấp trệ, phù thũng, tiểu ít: Ý dĩ 50g, đậu đỏ 50g nấu cháo ăn tuần vài lần.

    -Chữa tỳ hư, thấp trệ, tiêu chảy: Ý dĩ sao vàng 40g, xa tiền tử sao qua 20g sắc uống     -Chữa tỳ vị hư, ăn ít, đại tiện lỏng, ho đàm lâu ngày: Ý dĩ sao 12g, hoài sơn 12g, liên nhục 12g, bạch biển đậu sao 12g, trần bì 6g, sa nhân 4g,  cách cánh 8g, đảng sâm 10g, bạch truật 8g, chích thảo  4g sắc uống.

Có thể nói, ý dĩ là vị thuốc trị được cả can cước khí và thấp cước khí rất thần hiệu. Ý dĩ  ở trên thanh được nhiệt khí, ở dưới trị được tê thấp, nên dùng chứng thủy thũng, cước  khí, sán khí, tiêu chảy, hạ lỵ, tiểu nhiều, phong nhiệt, gân xương co rút. Ý dĩ là vị thuốc thanh nhiệt, lợi thủy, có tính chất  hòa hoãn cho nên khi muốn có hiệu quả thì phải dùng liều gấp đôi so với các vị thuốc khác. Dùng ý dĩ cần nhớ rằng, người tân dịch khô, táo bón, âm hàn mà chuyển gân, phụ nữ có thai thì không nên dùng.

DS Nguyễn Văn Hào (Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu)  

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top