Axit uric là một chất thải được tìm thấy trong máu. Nó được tạo ra khi cơ thể phá vỡ một chất hóa học quan trọng gọi là purin. Phần lớn axit uric thường hòa tan trong máu, đi qua thận và ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể, sẽ gây tăng axit uric máu.
Những tinh thể này cũng có thể lắng đọng trong thận và hình thành sỏi thận. Do đó, điều quan trọng là phải phát hiện bệnh càng sớm càng tốt và bắt đầu với các phương pháp điều trị có sẵn.
Dưới đây là một số loại nước quen thuộc hàng ngày giúp hỗ trợ kiểm soát axit uric:
Kiểm soát axit uric với nước chanh
Nước chanh có tính axit mạnh, có thể làm tăng nhẹ độ pH trong máu và dịch lỏng trong cơ thể. Uống nước chanh tạo thành dung môi của axit đồng hóa, tạo ra tính kiềm trong cơ thể và nước tiểu. Nhờ đó, tăng tốc độ loại bỏ axit dư thừa ra khỏi cơ thể, hỗ trợ việc đưa nồng độ axit uric về ngưỡng bình thường.
Với phương pháp này, bạn nên pha nước chanh tươi với nước ấm và sử dụng trước khi ăn sáng. Duy trì thói quen này hàng ngày sẽ giúp lượng axit uric được kiểm soát một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Uống giấm táo để kiểm soát axit uric
Táo là loại thực phẩm giàu axit malic có khả năng trung hòa axit uric. Nhờ vậy, việc bổ sung giấm táo vào khẩu phần ăn hàng ngày là cách làm vừa đơn giản, vừa hiệu quả trong việc kiểm soát lượng axit uric.
Có thể pha loãng 1-2 thìa giấm táo với nước ấm để uống trước mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm lượng axit uric trong máu. Hãy duy trì thói quen này từ một đến hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối đa.
Nước trà xanh
Nước trà xanh mang tính kiềm nhẹ, có đặc tính chống oxy hóa, giúp cơ thể chống viêm sưng và làm giảm axit uric. Ngoài ra, nước trà xanh còn giúp ổn định huyết áp, tốt cho mạch máu và chống căng thẳng.
Giảm axit uric trong máu với trà gừng
Gừng là loại thực phẩm có tính chống viêm hiệu quả, có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric và giảm đau. Có thể ngâm lát gừng tươi trong nước nóng 5–10 phút, thêm một thìa cafe mật ong hoặc nửa quả chanh để tạo hương vị và sử dụng 2-3 lần mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi rõ rệt.
Nước đun sôi
Đối với người axit uric cao, nước đun sôi để nguội là thức uống tốt nhất. Duy trì uống đủ nước có lợi cho việc thúc đẩy quá trình bài tiết axit uric và có tác dụng hỗ trợ nhất định trong việc giảm nồng độ axit uric.
Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến cáo, người lớn trung bình hoạt động thể chất nhẹ nên uống 1500-1700 ml nước mỗi ngày.
Trong khi đối với bệnh nhân gút, lượng nước cần được tăng lên một cách thích hợp, ít nhất 2000 ml (bao gồm cả trà và cà phê) mỗi ngày nếu có kèm theo, nhưng phải uống chia làm nhiều lần trong ngày.
Nước ép dưa chuột
Dưa chuột có hàm lượng nước cao và khả năng thúc đẩy quá trình hydrat hóa và loại bỏ độc tố, bao gồm cả axit uric. Sử dụng một cốc nước ép dưa chuột vào các bữa ăn phụ là ý tưởng hay cho những ai vừa muốn giảm cân, vừa muốn kiểm soát lượng axit uric trong máu.
Kiểm soát axit uric với nước ép dưa hấu
Trong dưa hấu có chứa các hợp chất như citrulline, chất xơ, hàm lượng kali dồi dào. Khoáng chất này có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, hỗ trợ tăng cường đào thải axit uric qua thận. Vì thế, những bệnh nhân mắc bệnh gout có thể kết hợp sử dụng nước ép dưa hấu để hỗ trợ kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa sỏi thận.
Lưu ý, những thức uống này có tác dụng hỗ trợ kiểm soát axit uric cao. Không nên coi các đồ uống này như một loại thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của bạn.