Lưu ý khi điều trị suy thượng thận ở thai phụ

Suy thượng thận do thuốc Corticoid là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân thường do lạm dụng các thuốc Corticoid (như Prednisolone, Medrol, Dexamethasone...) để chữa các bệnh như dị ứng, viêm mũi xoang, thoái hóa khớp...
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi đang mang thai được chẩn đoán suy tuyến thượng thận, xin hỏi, khi điều trị thuốc suy tuyến thượng thận, tôi cần phải lưu ý gì để tránh biến chứng cho mẹ và con?

Nguyễn Thị Hòa (Hải Phòng)

Trả lời: Suy thượng thận do thuốc Corticoid là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nguyên nhân thường do lạm dụng các thuốc Corticoid (như Prednisolone, Medrol, Dexamethasone...) để chữa các bệnh như dị ứng, viêm mũi xoang, thoái hóa khớp...

Với phụ nữ mang thai khi điều trị suy tuyến thượng thận cần lưu ý:

- Bệnh nhân cần được điều trị, quản lý bởi nhóm bác sĩ Nội tiết và bác sĩ sản khoa

- Bệnh nhân phải được giáo dục về quy luật “ngày bị ốm” (Sick-day rules): Khi bị ốm thì phải tăng liều Hydrocortisone lên gấp 2-3 lần, có thể phải tiêm Hydrocortisone tĩnh mạch

- Thuốc điều trị là Hydrocortisone – không ảnh hưởng đến thai. Không nên điều trị bằng Dexamethasone

- Liều Hydrocortisone từ tuần thai 24 (3 tháng cuối) phải tăng thêm 20-40%. Những sản phụ bị suy thượng thận thứ phát do suy tuyến yên sẽ cần liều Hydrocortisone thấp hơn so với suy thượng thận tiên phát.

- Bệnh nhân phải được khám định kỳ, ít nhất 3 tháng/lần để tránh bị thừa hoặc thiếu liều Hydrocortisone

- Những sản phụ mới được chẩn đoán suy thượng thận tiên phát khi có thai cần được điều trị cả Mineralocorticoid (Fludrocortisone)

- Những sản phụ bị suy thượng thận được điều trị hormon thay thế đầy đủ có thể đẻ bình thường. Tuy nhiên điều trị Glucocorticoid trong lúc chuyển dạ phải được điều chỉnh như có phẫu thuật lớn, nghĩa là tiêm Hydrocortisone tĩnh mạch 100mg, sau đó là 50mg mỗi 6h cho đến khi đẻ xong.

- Sau đẻ, các bà mẹ bị suy thượng thận có thể cho con bú bình thường vì cả Hydrocortisone và Prednisolone đều chỉ qua sữa ≤ 0,5%

TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Con buồn bã đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Đừng chủ quan với trầm cảm ở trẻ

Trẻ bị trầm cảm không chỉ ảnh hướng đến tâm trạng mà còn tác động đến sức khỏe thể chất, chất lượng cuộc sống, học tập và các mối quan hệ xã hội. Các triệu chứng trầm cảm của trẻ em và người lớn không có nhiều khác biệt.
Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Vì sao bạn hay đau họng sau khi ngủ dậy?

Đau họng, rát họng, khó nuốt vào buổi sáng là chứng bệnh phổ biến đặc biệt hay gặp vào mùa mưa hoặc khi thay đổi thời tiết. Nhiều nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng sẽ khiến bạn không thể ngờ tới.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top