Lỡ nhịp quy hoạch Nhà máy nước mặt sông Đuống, nhà đầu tư "tháo chạy"

Chỉ hai năm hợp tác, Công ty WHAUP của Thái Lan đã “tháo chạy” khỏi dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống. Thực tế, kế hoạch điều chỉnh nâng công suất nhà máy bị “lỡ nhịp” trong bối cảnh vướng nhiều lùm xùm, và dàn lãnh đạo cấp cao TP Hà Nội nhiệm kỳ trước đều mất chức.
songduong1.png
Lễ ký kết hợp tác giữa Aqua One và đối tác Thái Lan được diễn ra ngày 04/9/2019, ngay trước ngày Khánh thành giai đoạn I Nhà máy nước mặt sông Đuống (05/9/2019).

Thoả thuận công suất không phù hợp quy hoạch

Công ty WHAUP đến từ Thái Lan đã công bố thông tin lên Sở Giao dịch Chứng khoán Thái Lan (SET) về việc đã gửi đơn khởi kiện Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam.

Lý do Công ty WHAUP đưa ra, là đã dùng công ty con là WHAUP (SG) 2DR đầu tư vào Công ty CP Nước mặt Sông Đuống từ tháng 10/2019 thông qua việc mua lại 34% cổ phần từ ông Đỗ Tất Thắng, tương đương với số tiền hơn 1.886 tỷ đồng.

Theo thỏa thuận, trường hợp Công ty Sông Đuống không chuyển cho WHATUP (SG) 2DR Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sửa đổi nâng công suất dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống từ 300.000 m3/ngày lên 600.000 m3/ngày trước ngày 25/10/2020, thì WHATUP (SG) 2DR được quyền bán toàn bộ cổ phần của mình tại Công ty Sông Đuống cho Aqua One.

Mức giá bán lại cổ phần bằng mức WHAUP (SG) 2DR đã thanh toán cho Công ty sông Đuống, cộng thêm giá vốn ghi sổ theo quy định trong hợp đồng.

Tuy nhiên, Công ty Sông Đuống, Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng đã không cung cấp được Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi theo như thỏa thuận.

Vì vậy, ngày 30/9/2021 WHAUP đã đệ đơn kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), yêu cầu Aqua One thực hiện nghĩa vụ theo các điều khoản trong hợp đồng mua bán cổ phần.

Đáng chú ý, theo tìm hiểu của phóng viên, việc Hà Nội đầu tư Nhà máy nước mặt sông Đuống phải căn cứ vào quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2013.

Theo phê duyệt này, Nhà máy nước sông Đuống được quy hoạch công suất đến năm 2020 là 240.000m3/ngày, đến năm 2030 là 475.000m3/ngày, đến 2050 là 650.000m3/ngày.

Đến tháng 10/2016, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Nhà máy nước mặt sông Đuống với công suất 300.000m3/ngày – 900.000m3/ngày.

Qua đối soát, có thể thấy việc duyệt tổng thể công suất Nhà máy nước mặt sông Đuống, và cả thoả thuận nâng công suất Nhà máy nước mặt sông Đuống lên 600.000m3/ngày trước ngày 25/10/2020 giữa giữa WHATUP (SG) 2DR và Công ty sông Đuống đều không đúng so với quy hoạch cấp nước cho Thủ đô được ban hành năm 2013.

Như vậy, nếu không muốn WHAUP “bắt lỗi”, thì quy hoạch cấp nước Thủ đô buộc phải được điều chỉnh. Sau đó mới điều chỉnh được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sao cho phù hợp với thoả thuận hai bên trước ngày 25/10/2020.

Nhưng thực tế đã quy hoạch cấp nước Thủ đô đã không được phê duyệt điều chỉnh vào thời điểm trước năm 2020. Cho nên cũng không thể có việc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư theo thoả thuận hai bên đã định sẵn.

Mãi đến ngày 6/4/2021, Quy hoạch cấp nước Thủ đô mới nhất đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng phê duyệt.

Tuy nhiên, theo quy hoạch này Nhà máy nước mặt sông Đuống đến năm 2025 được xây dựng công suất 300.000m3/ngày, đến năm 2030 mới đạt 600.000m3/ngày và định hướng đến năm 2050 công suất 900.000m3/ngày.

Do vậy, có thể thấy, thoả thuận về việc giao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sửa đổi cho nhà đầu tư Thái Lan đã không phù hợp với tất cả các quy hoạch cung cấp nước cho Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng phê duyệt.

Đó, chính xác là một đòn nặng với thỏa thuận của doanh nghiệp Thái Lan với Aqua One tại Công ty CP nước mặt sông Đuống.

songduong4.jpg
Tổng vốn đầu tư dự án lên đến 5.000 tỷ đồng

Dự án có “biến”, nhà đầu tư tháo chạy

Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống gắn liền với giai đoạn cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bắt đầu nhậm chức và nắm quyền quản lý Hà Nội.

Năm 2016, sau khi ông Chung tiếp quản vị trí Chủ tịch UBND thành phố, cũng là thời điểm dự án cấp tập triển khai.

Chỉ trong vòng 02 ngày liên tiếp (03/6/2016 và ngày 04/6/2016) UBND Thành phố Hà Nội đã Quyết định chủ trương đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư.

Ngay dau đó, đại dự án nước sạch được cho là lớn nhất Miền Bắc (tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng), cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân... được TP Hà Nội và nhà đầu tư triển khai thần tốc, vượt tiến độ tới 16 tháng. Và chính thức khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 5/9/2019.

Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thường xuyên xuất hiện cùng dự án, từ những buổi lễ khởi công hay khánh thành dự án này.

Tuy nhiên, sau đó dự án vướng vào nhiều lùm xùm liên quan đến hoạt động đầu tư, giá nước cấp cho người dân. Quãng thời gian này cũng là thời điểm bắt đầu phát lộ nhiều sai phạm của ông Nguyễn Đức Chung.

Việc điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội với công suất Nhà máy nước mặt sông Đuống cũng “lỡ nhịp” so với thoả thuận Aqua One, Công ty sông Đuống đã đã cam kết với nhà đầu tư.

Nhưng với động thái của nhà đầu tư WHAUP có lẽ họ cũng chờ Aqua One và Công ty sông Đuống vi phạm các thoả thuận để tiện đường “tháo chạy”, trong bối cảnh dự án vướng nhiều lùm xùm, và dàn lãnh đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ trước đều không còn tại vị.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top