Lỗ đen nhị phân hình thành sao trong NGC 6240 gây bất ngờ

Trong khi hầu hết các thiên hà chỉ giữ một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của chúng, NGC 6240 có tới hai và chúng đang xoay quanh nhau trong các bước cuối cùng trước khi va chạm.
NGC 6240

Nguồn ảnh: Phys.

NGC 6240 là một cặp thiên hà hợp nhất cách khoảng 400 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Ophiuchus. Nó kéo dài 300.000 năm ánh sáng và có một hình dạng dài với phân nhánh vòng và đuôi.

Nghiên cứu mới, được công bố trên Tạp chí Nature cho thấy gió khí thải sinh ra bởi các lỗ đen siêu lớn trong thiên hà NGC 6240 có thể đã bắt đầu sản sinh các ngôi sao mới.

Đây là thiên hà đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy cả gió từ cả hai lỗ đen siêu lớn và dòng khí ion hóa thấp hình thành sao cùng một lúc”, tác giả chính, TS Francisco Müller-Sánchez, thuộc Cục Vật lý thiên văn và Khoa học hành tinh tại Đại học Colorado, Boulder nói.

Một số nhà thiên văn học cũng nghi ngờ chính hai lỗ đen này đã làm tăng sự hoạt động bất thường của thiên hà.

Không giống như thiên hà Milky Way, tạo thành một vành đĩa tương đối gọn gàng, lượng gió khí ion hóa bắn ra từ NGC 6240, kéo dài hơn 30.000 năm ánh sáng vào không gian và giống như một con bướm đang bay.

Những cơn gió này kết hợp lại mang theo lượng vật chất bụi phát sáng gấp 100 lần khối lượng mặt trời ra không gian, và khối lượng này gần như tỉ lệ thuận với tốc độ hình thành sao mới trong thiên hà, đặc biệt là các khu vực hạt nhân thiên hà, TS Müller-Sánchez nói.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top