Nguồn ảnh: Zeenews.
Nhóm nghiên cứu thuộc Đài Quan sát ALMA của Chi Lê tập trung vào một đối tượng vật thể được gọi là Thiên hà Bụi (DOG) có đặc điểm nổi bật: Mặc dù rất mờ nhạt trong ánh sáng thường, nhưng nó rất sáng trong hồng ngoại.
Các nhà thiên văn học tin rằng, DOG đang khai thác hoạt động từ một lỗ đen siêu lớn đang tích cực phát triển trong nhân của chúng. Lỗ đen này có tên là WISE1029 + 0501, sinh ra từ khí bị ion hóa bởi bức xạ mạnh từ trung tâm thiên hà.
WISE1029 + 0501 còn được biết đến như là một trường hợp lỗ đen cực đoan về dòng chảy khí ion hóa.
Bằng cách sử dụng Đài Quan sát ALMA, các nhà nghiên cứu đã quan sát CO và bụi lạnh trong lỗ đen này.
Sau khi phân tích, họ tìm thấy rằng không hề có dấu hiệu của dòng chảy khí phân tử đáng kể. Hoạt động hình thành sao trong lỗ đen không hoạt động cũng không bị triệt tiêu. Có nghĩa một dòng khí ion hóa mạnh được phóng ra từ lỗ đen siêu lớn trong WISE1029 không ảnh hưởng đáng kể tới khí phân tử xung quanh cũng như sự hình thành sao trong hệ thống thiên hà nói chung.
Đã có nhiều báo cáo nói rằng dòng chảy khí ion hóa được điều khiển bởi năng lượng bồi tụ của một lỗ đen siêu lớn khác có ảnh hưởng lớn đến khí phân tử xung quanh.
Tuy nhiên, rất hiếm trường hợp không có sự tương tác chặt chẽ giữa khí ion hoá và phân tử như các nhà nghiên cứu đang báo cáo lần này. Yoshiki và kết quả của nhóm cho thấy rằng bức xạ từ một lỗ đen siêu lớn không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đến sự hình thành sao thiên hà.
Huỳnh Dũng
(theo Zeenews)