Lên rừng đốn củi gặp "rắn thiêng", người phụ nữ nhặt được báu vật

Bị rắn thiêng dọa sợ, người phụ nữ lại vô tình nhặt được một báu vật được làm từ ngọc thượng hạng và vàng nguyên chất, có giá trị rất lớn.

Vào tháng 9/1985, một người phụ nữ nông dân đến ngọn núi Phượng Hoàng ở thị Đồng Lăng, tỉnh An Huy, Trung Quốc để chặt củi. Trong khi đang chặt củi, bất ngờ có một con rắn lớn xuất hiện từ bụi cỏ. Dù sợ hãi nhảy bật lên rồi ngã ngồi về phía sau, may mắn là người phụ nữ không gặp vấn đề gì, ngược lại còn phát hiện một báu vật vô giá.

Theo truyền thông địa phương, người phụ nữ họ Chu, tính tình chăm chỉ, cô lên núi Phượng Hoàng ngay khi trời chưa sáng hẳn. Khi đang cúi người để chặt củi, Chu bỗng nghe thấy tiếng động lạ từ bụi cỏ. Nghĩ rằng có một con vật nào đó, cô liền quay lại nhìn. Nào ngờ, Chu sợ hãi đến mức đứng hình khi phát hiện ra đó là một con rắn lớn, thân hình rất mập mạp.

Núi Phượng Hoàng ở Đồng Lăng, An Huy, Trung Quốc.

Núi Phượng Hoàng ở Đồng Lăng, An Huy, Trung Quốc.

Lúc đó, khu vực núi Phượng Hoàng có hệ thực vật phong phú và môi trường sinh thái tốt nên sự xuất hiện của rắn không có gì bất thường. Nhưng theo lời kể của cô Chu, con rắn này có kích thước rất lớn, khiến cô sợ hãi lùi lại mấy bước và ngã ngồi xuống đất. Điều kỳ lạ là con rắn lớn này không có ý định tấn công cô Chu, nó xuất hiện dường như chỉ muốn dọa cô. Khi thấy cô Chu ngã xuống, con rắn quay đầu bò vào sâu trong núi.

Sự việc bất ngờ khiến cô Chu mãi không thể bình tĩnh lại, chỉ còn cách ngồi trên đất để nghỉ ngơi và chờ cảm xúc ổn định. Sau một lúc, khi cô Chu chống tay xuống đất để đứng dậy, cô nhận thấy tay mình chạm phải một vật cứng trong lớp đất. Tò mò, cô Chu bắt đầu đào đất và phát hiện ra một vật thể lấp lánh, trông giống như một con cua.

Báu vật được làm từ ngọc thượng hạng và vàng nguyên chất.

Báu vật được làm từ ngọc thượng hạng và vàng nguyên chất.

Cô Chu nhặt lên và quan sát kỹ, nhận ra rằng càng và chân cua dường như được làm bằng vàng, trong khi mai cua thì giống như được chế tác từ đá quý, rõ ràng là một bảo vật có giá trị rất lớn. Không kịp ngắm nghía lâu, cô Chu cho con cua vào túi và cảm thán về con rắn thiêng kỳ lạ đã dẫn dắt mình đến phát hiện kỳ diệu này, cô quyết định không chặt củi nữa mà trở về nhà.

Khi về nhà, cô lập tức kể cho chồng nghe về cuộc gặp gỡ với "rắn thiêng" và chồng cùng nhau ngắm nhìn vật phẩm này, cả hai đều cảm thấy khó tin, không biết xử lý nó như thế nào. Họ dự định bán để lấy tiền sinh sống nhưng lại lo sợ sẽ bị người khác để ý và gặp rắc rối.

Hiện tại, bảo vấn này được xem như "bảo vật trấn cung" ở Bảo tàng Đồng Lăng.

Hiện tại, bảo vấn này được xem như "bảo vật trấn cung" ở Bảo tàng Đồng Lăng.

Sau đó, chồng cô Chu quyết định mang bảo vật đến cơ quan văn hóa địa phương. Qua sự nghiên cứu của các chuyên gia, bảo vật này được xác nhận là di sản văn hóa thời nhà Thanh, được gọi là "cua vàng bích ngọc". Vỏ cua của bảo vật được điêu khắc từ một viên bích ngọc thượng hạng, mắt làm từ bạch ngọc cao cấp, chân cua cùng càng được chế tác từ vàng nguyên chất, tạo thành một tác phẩm tuyệt đẹp. Phần bụng của cua còn khắc ba chữ "Trình Kim Tường". Quả thật, đây là một bảo vật cực kỳ quý giá, có giá trị rất lớn.

Theo các chuyên gia, ba chữ này có thể có ba ý nghĩa, một là tên của một nghệ nhân thời xưa, hai là tên một cửa hàng trang sức thời nhà Thanh, ba là một lời chúc may mắn. Trong văn hóa cổ đại, cua thường mang ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho việc đạt thành tích tốt trong thi cử và mong muốn có cuộc sống sung túc.

Cuối cùng, vợ chồng cô Chu đã quyết định hiến tặng bảo vật cho nhà nước, họ được khen thưởng 5000 nhân dân tệ (khoảng 17,5 triệu đồng). Hiện tại, bảo vật này được trưng bày tại Bảo tàng Đồng Lăng với tư cách là "bảo vật trấn cung" của bảo tàng.

Theo Đời sống
back to top