Lần đầu tiên phát hiện hành tinh không có mây gây sốc

Nhóm các nhà khoa học quốc tế phát hiện hành tinh không có mây. Họ đã sử dụng kính viễn vọng Very Large của Đài Thiên văn Nam châu Âu ở Chile. Ngoài việc có một bầu không khí giàu natri, không mây, WASP-96b cực kỳ nóng. 

hành tinh không có mây

Nguồn ảnh: Phys.

Được biết, từ trước đến nay, lượng natri trong khí quyển hành tinh thường bị che phủ bởi mây. Chính vì thế nó rất khó phát hiện. Nhưng đối với WASP-96b, nguyên tố natri dễ dàng được quan sát thấy.

Điều đó đồng nghĩa bầu khí quyển của hành tinh không có mây nên rất dễ nhìn thấy Natri. Chính vì đặc điểm này mà WASP-96b trở thành hành tinh kỳ lạ mới được phát hiện trong vũ trụ”, Nikolov cho biết trong một tuyên bố.

hành tinh không có mây 1

Nguồn ảnh: Phys.

Nikolov nói thêm rằng, đối với hầu hết các hành tinh, những đám mây thường làm cho lượng Natri khí quyển cũng như hình dạng hành tinh khó phân biệt.

Ngoài việc có một bầu không khí giàu natri, không mây, WASP-96b cực kỳ nóng, ở 1.300 kelvins (1.900 độ F, hoặc 1.000 độ C), mức nhiệt này lớn hơn 20% so với sao Mộc.

Khối lượng của hành tinh tương tự như sao Thổ, do đó các nhà nghiên cứu phân loại hành tinh này như là một “Sao Thổ nóng”.

Ngoài ra, hàm lượng natri trong bầu khí quyển của WASP-96b cũng tương tự như các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Huỳnh Dũng (theo Phys, Kiến Thức)

Theo Đời sống
back to top