Làm mát gan cho người mắc bệnh mãn tính

(khoahocdoisong.vn) - Những người bệnh mạn tính, phải dùng thuốc nhiều nên hại gan, có thể lấy rễ cỏ tranh nấu nước uống hằng ngày hoặc uống nước rau má để thải độc, bổ gan.

Từ xa xưa, ông bà chúng ta đã biết dùng rễ cỏ tranh để nâng cao sức khỏe của gan. Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có thêm những tên gọi khác nhau. Để dùng làm thuốc, chỉ cần cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bỏ sạch bẹ, lá, rễ con sắc uống.

Y học hiện đại phân tích, trong rễ cỏ tranh có 18% đường, cả đường glucose và fructose cùng với các loại axit citric, malic, tartatric, oxalic, triterpene methylethers, arundoin và cylindrin. Rễ cỏ tranh ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu. Những người bị bệnh mãn tính, phải dùng thuốc nhiều nên hại gan; người hay hút thuốc, uống rượu, chức năng gan kém có thể lấy rễ cỏ tranh nấu nước uống hằng ngày để thải độc, bổ gan.

Ngoài rễ cỏ tranh giải độc gan ta còn có rau má. Rau má là loại rau dễ kiếm ở tất cả các vùng trên cả nước. Rau má không độc, tính mát, vị hơi đắng, tác dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm. Người xưa hay dùng rau má để chữa ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt, viêm gan…Người có chức năng gan kém, hay bị dị ứng, có thể lấy 30-100g rau má tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hằng ngày để làm mát gan. Người hay sử dụng nhiều loại thuốc uống để chữa bệnh làm ảnh hưởng chức năng gan có thể lấy 50g rau má rửa sạch cả cây bao gồm rễ và lá, 20g râu ngô, sắc với 1000 ml nước sau đó cô lại còn 30ml, chia đều uống 2 lần/ ngày. Uống liền 1 tháng sẽ thấy tác dụng giải độc gan, mát gan, chữa chứng da vàng sạm. Người nóng gan mỗi tuần chỉ cần uống 3-4 cốc rau má xay sẽ giúp thay thế các thuốc giải độc gan, giải nhiệt cơ thể.

Khi gan bị nhiễm độc thì các chức năng của gan sẽ bị ảnh hưởng, các chất độc bên trong cơ thể sẽ không được bài tiết, gây tích tụ, lâu ngày sinh nhiều bệnh tật. Nếu không giải độc mát gan kịp thời thì các tế bào gan sẽ bị suy yếu và xơ hóa dần, dẫn tới xơ gan, ung thư gan. Vì vậy, gan cần phải được giải độc và làm mát thường xuyên, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

BS. Thu Hà (Giáp Nhất, Hà Nội)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top