Kỳ lạ loài động vật có khả năng tự tái sinh bộ phận cơ thể

Trong khi đa số các động vật không có khả năng mọc lại đầy đủ các bộ phận cơ thể, một số loài động vật như kỳ giông, sao biển, gián... lại có khả năng tái sinh siêu ấn tượng khiến các nhà khoa học cũng phải bất ngờ.

Đối với một số loại động vật dưới đây, việc “chẳng may” mất đi một phần nào đó trên cơ thể chỉ là một loại tai nạn gây đau đớn nhất thời mà thôi. Phần cơ thể bị mất sẽ nhanh chóng mọc lại một cách hoàn hảo, như chưa từng xảy ra chuyện gì.

Hươu

Gạc là cơ quan duy nhất trên cơ thể hươu có thể tái tạo hoàn toàn và điều này xảy ra hàng năm. Quá trình tái tạo gạc, được khởi xướng và duy trì bởi các tế bào gốc có nguồn gốc từ mào thần kinh của hươu, đang được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu và làm mô hình tái tạo cơ quan ở các loài động vật có vú khác.

Ảnh Khoahoc

Ảnh Khoahoc

Con đực tái tạo gạc qua từng năm để tranh giành bạn tình với những con đực khác và tìm kiếm thức ăn trong tuyết. Tốc độ phát triển của gạc hươu cực kỳ nhanh - khoảng 0,6cm mỗi ngày.

Axolotl (kỳ giông Mexico)

Axolotl, hay còn được biết đến với biệt danh “khủng long sáu sừng”, “kỳ nhông Mexico”, là loại động vật rất được yêu thích trong cộng đồng thủy sinh vài năm trở lại đây. Bên cạnh vẻ ngoài cực dị, loài kỳ giông sống dưới nước này còn nổi tiếng với khả năng tái sinh không chỉ các chi mà còn cả tủy sống, tim, mắt và các bộ phận của não.

Ảnh Thủy sinh

Ảnh Thủy sinh

Không giống như các động vật có xương sống khác, axolotl có thể liên tục tái tạo các bộ phận cơ thể trong suốt cuộc đời của nó. Bằng cách giải trình tự bộ gen của axolotl, các nhà khoa học hy vọng sẽ khám phá ra cách thức loài này sử dụng tế bào gốc để tái tạo mô.

Thằn lằn

Các loài thằn lằn nói chung nổi tiếng với “tuyệt kỹ” chạy trốn kẻ thù độc nhất vô nhị, đó là tự làm rụng đuôi để kẻ thù mất tập trung cũng như đánh lạc hướng kẻ săn mồi trước khi nhanh chóng tẩu thoát bằng tốc độ tuyệt vời.

Ảnh Wiki

Ảnh Wiki

Phần đuôi sau khi rụng đi có thể được mọc lại hoàn toàn trong vòng 3 đến 4 tháng. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, thằn lằn sẽ dễ bị tổn thương hơn.

Kỳ nhông xanh

Ảnh Flickr

Ảnh Flickr

Có thể tự cắt đuôi khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Quá trình này được gọi là autotomy. Sau đó, đuôi của kỳ nhông xanh có thể mọc trở lại.

Tắc kè

Ảnh WIki

Ảnh WIki

Độc đáo tắc kè không chỉ có thể thay đổi màu sắc mà còn có thể mọc lại các chi và đuôi.

Nhện

Ảnh CNM

Ảnh CNM

Giống như các loài động vật có xương ngoài khác, nhện có thể mọc lại bất kỳ chi đã mất nào trong quá trình lột xác. Tuy nhiên, những bộ phận này sẽ nhỏ và yếu hơn so với ban đầu.

Bạch tuộc

Ảnh Wiki

Ảnh Wiki

Không chỉ là loài động vật rất thông minh mà còn có khả năng mọc lại các xúc tu. Chúng có thể làm như vậy trong khoảng 100 ngày.

Cá sấu mõm ngắn Mỹ

Ảnh Toplist

Ảnh Toplist

Cá sấu mõm ngắn tuy không thể mọc lại xương hoặc cơ xương, nhưng chúng có thể mọc lại sụn, mô liên kết và da.

Theo Đời sống
back to top