Hỏi: Vì sao khi quan sát bầu trời, chúng ta không bao giờ nhìn thấy ngôi sao có màu xanh lá?
Nguyễn Mai Anh (Hà Nội)
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam: Một ngôi sao không phát ra bức xạ ở một hoặc một vài bước sóng nhất định. Các ngôi sao phát ra bức xạ ở mọi bước sóng cùng lúc do bản thân chúng là những lò phản ứng hạt nhân hoạt động liên tục. Ở mỗi mức nhiệt độ, sẽ có một bước sóng nào đó chiếm ưu thế, vì thế, màu sắc mà mắt chúng ta cảm nhận được sẽ là sự tổng hợp của các bước sóng. Nếu một ngôi sao có nhiệt độ vừa đủ để ánh sáng phát ra đa số thuộc bước sóng đỏ, nó sẽ cho bạn thấy màu đỏ. Màu xanh lá cây gần như nằm chính giữa dải sóng biểu kiến. Do đó ngay cả khi bước sóng tương ứng với màu này chiếm ưu thế, nó vẫn bị trộn lẫn với rất nhiều sóng thuộc tất cả các màu còn lại. Như trên đã nói, điều đó khiến mắt của chúng ta nhìn thấy màu trắng, dù về mặt lý thuyết thì một ngôi sao như vậy vẫn có thể gọi là một ngôi sao xanh lá cây.