Tác hại khôn lường của bóng cười

Bóng cười thực chất là một chất gây nghiện nguy hiểm. Việc lạm dụng bóng cười có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tâm lý người sử dụng.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo Ths, BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa – Chủ nhiệm Khoa nội thần kinh, BVQY 175 cho biết, bóng cười (N2O) là một loại khí không màu, vị ngọt nhẹ, vốn được sử dụng trong y tế cho mục đích gây mê, giảm đau. Tuy nhiên, khí này đang bị lạm dụng như một chất kích thích, tạo cảm giác hưng phấn, “phê” và gây cười không kiểm soát.

Tác hại của bóng cười đối với sức khỏe

Cơ chế tác động của bóng cười gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Hít bóng cười liên tục có thể làm tổn thương tế bào thần kinh, gây mất trí nhớ, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến khả năng tập trung.

Thiếu oxy lên não: Khí N2O làm giảm lượng oxy trong máu, có thể gây ngất xỉu, chóng mặt, thậm chí đột quỵ nếu sử dụng quá liều.

Tác động đến tim mạch: Việc sử dụng bóng cười thường xuyên có thể gây rối loạn nhịp tim, huyết áp không ổn định và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Suy giảm miễn dịch: Hít khí N2O trong thời gian dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh.

Tổn thương hệ hô hấp: Khí N2O có thể gây viêm phổi, tổn thương phế nang và làm suy giảm chức năng hô hấp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ảnh hưởng tâm lý và xã hội

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, việc lạm dụng bóng cười còn gây ra nhiều hệ lụy đối với tâm lý và xã hội:

Gây nghiện: Bóng cười có thể tạo ra sự phụ thuộc về mặt tâm lý, khiến người sử dụng muốn hít nhiều hơn để đạt cảm giác hưng phấn.

Giảm khả năng kiểm soát hành vi: Người dùng có thể rơi vào trạng thái ảo giác, mất kiểm soát, dễ dẫn đến tai nạn giao thông hoặc các hành vi nguy hiểm.

Ảnh hưởng đến công việc và học tập: Việc sử dụng bóng cười thường xuyên làm giảm hiệu suất làm việc, học tập và ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai.

Từ năm 2025, "bóng cười", shisha và thuốc lá điện tử được coi là mặt hàng cấm tại Việt Nam. Theo đó, người sử dụng, buôn bán các loại mặt hàng này sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Theo VietnamDaily
Cần làm gì khi bị kiến ba khoang đốt?

Cần làm gì khi bị kiến ba khoang đốt?

Kiến ba khoang là loài côn trùng nhỏ nhưng gây ra nhiều phiền toái khi chúng cắn và để lại những vết thương khó chịu trên da. Nếu không được xử trí kịp thời, vết kiến ba khoang cắn có thể dẫn đến viêm nhiễm, các biến chứng nguy hiểm.
Giúp con giảm áp lực học hành

Giúp con giảm áp lực học hành

Các bậc phụ huynh luôn mong muốn con đạt thành tích cao, nhưng đôi khi vô tình gây ra căng thẳng cho trẻ. Để giúp con giảm áp lực học hành, cha mẹ cần có những phương pháp phù hợp.
back to top