Không nên ngủ trưa nếu bị mất ngủ buổi tối

Mất ngủ là tình trạng của nhiều người, đặc biệt ở độ tuổi trung niên trở ra. Không nên ngủ trưa nếu bị mất ngủ buổi tối là lời khuyên của các chuyên gia.

Ngủ trưa khiến buổi tối khó ngủ hơn.

Hỏi: Tôi có thói quen đi ngủ sớm vào buổi tối nhưng cả tuần nay bị mất ngủ dẫn đến trằn trọc, mệt mỏi. Tuy nhiên, vào buổi trưa hôm sau lại ngủ li bì, ngủ hơn 2 giờ đồng hồ. Vậy làm thế nào để lấy lại giấc ngủ buổi tối được như xưa?

Trần Văn Hồng (Hà Tĩnh)

Trả lời: BSCKII Nguyễn Minh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia: Khi bị mất ngủ vào buổi tối, bạn cố gắng không nên ngủ trưa. Bởi ngủ trưa càng nhiều, buổi tối giấc ngủ của bạn sẽ bị ảnh hưởng càng lớn. Vì thế, hãy tạo ra các công việc để làm một cách nhẹ nhàng, thoải mái để quên đi giấc ngủ trưa mà không bị ảnh hưởng.

Trường hợp bạn thấy mệt, làm việc không hiệu quả nếu không ngủ trưa, hãy chợp mắt không nên quá 20 phút. Kèm theo đó, bạn cần thiết lập lại chu kỳ sinh lý cho giấc ngủ, bởi não và cơ thể chúng ta luôn có một chu kỳ sinh lý cho việc ngủ và thức dậy. Vì thế mới có tình trạng ngủ đúng giờ và dậy đúng cữ.

Dựa vào yếu tố này, hãy thiết lập một lịch đi ngủ sao cho hợp lý nhất, tránh ngủ sớm quá sẽ kéo theo dậy cũng sớm quá. Khi đã theo lịch này, bạn cần chuẩn bị cho các yếu tố như gác lại các công việc, ăn uống và tập thể dục phù hợp…

PH (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top