Khung giờ vàng ngủ trưa giúp bạn tỉnh táo và tốt cho gan

Ngủ trưa đúng cách không chỉ giúp bạn tỉnh táo cả ngày mà còn vô cùng tốt cho gan. Vậy ngủ trưa vào khung giờ nào thì tốt nhất?

Ngủ trưarất quan trọng, chỉ cần 20 – 30 phút ngủ trưa mỗi ngày, não bộ sẽ được nạp đầy năng lượng, giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện tâm trạng, tăng tư duy sáng tạo và tăng hiệu quả làm việc.

Lợi ích ngủ trưa

Ngủ trưa rất tốt cho sức khỏe, nhất là những người lao động trí óc. Ngủ trưa dễ dàng giúp lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Nhờ tác dụng giảm căng thẳng, đầu óc có thể tập trung tốt hơn, hiệu quả làm việc tăng lên rõ rệt.

Lý do vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh và mang lại sự sảng khoái về tinh thần. Ngủ trưa còn có thể làm giảm tình trạng quá tải thông tin trong não bộ. Do đó, não còn nhiều “không gian” hơn cho những thông tin mới cần được xử lý. Từ đó, bộ nhớ cũng được cải thiện đáng kể.

Khung giờ vàng ngủ trưa giúp bạn tỉnh táo và tốt cho gan ảnh 1

Ảnh minh họa.

Ngủ trưa tốt cho sức khỏe của tim bằng cách giảm mức độ căng thẳng trong cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bạn có một giấc ngủ trưa ngắn trong 30 phút ít nhất 3 lần/một tuần sẽ giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch 37% so với những người không ngủ trưa.

Ngủ trưa với một giấc ngủ ngắn cũng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chất béo trong cơ thể hoặc vòng eo miễn là bạn sẽ vẫn hoạt động trong buổi chiều và không ăn quá nhiều.

Gan khỏe hay yếu nhờ vào giấc ngủ. Vì khi ngủ gan sẽ được tái tạo và phục hồi. Ngoài việc đi ngủ sớm, giấc ngủ trưa vô cùng quan trọng.

Thời gian ngủ trưa tốt nhất

Sau thời gian làm việc buổi sáng, một giấc ngủ trưa thực sự giúp cơ thể hết mệt mỏi, phục hồi sức khỏe, tái tạo lại năng lượng, cải thiện trí nhớ, cải thiện tâm trạng, làm tăng tư duy sáng tạo.

Các chuyên gia khuyên rằng, nên ngủ trưa nhưng đừng ngủ trưa quá nhiều. Thời gian lý tưởng cho một giấc ngủ trưa là khoảng từ 20 – 30 phút. Với thời gian này, sau khi thức dậy, bạn sẽ cảm thấy năng lượng phục hồi nhanh chóng và có thể tỉnh táo bắt tay vào công việc ngay. 30 phút đầu tiên của giấc ngủ trưa có thể đạt tương đương khoảng 60 phút của giấc ngủ về đêm.

Tuy nhiên, với giấc ngủ trưa quá lâu, hơn 1 giờ, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái ngủ sâu. Lúc đó, nếu bị đánh thức hay buộc phải thức dậy, bạn sẽ cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đờ đẫn… do các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng làm việc lại.

Những nhóm người phải chú ý đến giấc ngủ trưa

Người bị thừa cân, huyết áp thấp, rối loạn hệ tuần hoàn

Đối với nhóm người có thể trạng thừa cân, huyết áp thấp, bệnh nhân bị rối loạn hệ thống tuần hoàn nghiêm trọng, nếu ngủ ngay sau bữa ăn có thể khiến cho mạch máu dưới da bị giãn nở, lưu lượng máu hoạt động mạnh hơn nếu kết hợp với việc máu dồn vào hệ tiêu hóa sau khi ăn dẫn đến giảm lượng máu lên não, từ đó có thể dẫn đến bị thiếu máu não, có thể mắc nguy cơ gây nhồi máu não.

Người cần đổi giờ ngủ trưa

Nếu bạn ngủ trưa xong mà có cảm giác bị chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, tim mạch nhanh, có thể thay đổi thời gian ngủ ngắn trong 30 phút trước khi ăn trưa. Ngủ xong dậy ăn sau cũng là giải pháp để phòng tránh các bệnh nhồi máu não, đồng thời có thể nghỉ ngơi để loại bỏ sự mệt mỏi.

Người đang uống thuốc hạ huyết áp

Nếu bạn đang phải uống thuốc hạ huyết áp thì không nên ngủ trưa ngay sau đó. Để an toàn, uống thuốc xong nên ngồi nghỉ khoảng từ 15-30 phút mới được nằm ngủ để không ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc và phòng tránh buồn ngủ.

Ngủ dậy cần xoa bóp, uống nước

Nhiều người ngủ xong dậy sẽ khó chịu, uể oải, đau chỗ này chỗ kia. Sau khi ngủ dậy, bạn nên vận động nhẹ hoặc xoa bóp một chút trước khi làm việc. Đồng thời nên uống bổ sung nước để cơ thể tỉnh táo hẳn, bổ sung nước làm loãng máu, tránh máu vón cục.

MT (Tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top