Không muốn chích khi viêm tai có mủ

Khi tai chuyển sang giai đoạn ứ mủ (thường là viêm tai giữa) thì chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ luôn được cân nhắc sử dụng…

Hỏi: Con tôi học lớp 3, bị viêm mũi sau đó viêm họng. Tôi cho cháu đi khám và được bác sĩ kê cho rất nhiều thuốc. Theo đơn cháu phải uống 7 ngày nhưng uống được 3 ngày thì cháu đỡ nên tôi cho dừng thuốc và điều trị ngậm ho, rửa mũi thường xuyên.

Hôm vừa rồi cháu ho trở lại, mũi xổ rất nhiều, cháu kêu đau tai, đi khám bác sĩ nói viêm tai giữa phải chích để dẫn lưu mủ. Xin KH&ĐS cho biết, nếu không chích, chỉ cho cháu uống thuốc có được không?

Lê Thị Toan (Phú Thọ)

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng T.Ư: Cháu bé bị viêm mũi, họng nếu không điều trị triệt để rất dễ dẫn đến viêm tai. Việc chị cho cháu uống không hết đơn thuốc là điều nên tránh vì bệnh chưa dứt, dễ viêm lại, điều trị cho cháu khó khăn.

Khi tai đã viêm, nếu ở giai đoạn xung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.

Khi tai chuyển sang giai đoạn ứ mủ (thường là viêm tai giữa) thì chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ luôn được cân nhắc sử dụng vì nếu để mủ ứ đọng, tổ chức viêm tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài gây thủng màng nhĩ, việc điều trị vì thế sẽ phức tạp và khó khăn hơn.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top