Không khí ô nhiễm khiến 7 triệu người mất sớm mỗi năm

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hầu hết nhân loại đang hít thở không khí với các chất ô nhiễm vượt ngưỡng khuyến cáo.

Báo cáo bao gồm dữ liệu về các chất ô nhiễm không khí như bụi mịn và NO2, cả 2 đều có trong phát thải nhiên liệu hóa thạch và gây ra các vấn đề về hô hấp và tim. Dữ liệu thu thập từ năm 2010-2019 tại 6.000 thành phố ở 117 nước.

Ô nhiễm không khí khiến ít nhất 7 triệu người chết sớm hằng năm. Mức độ các phân tử nhỏ và độc hại trong không khí, tức bụi mịn, tại khu vực châu Phi và tây Thái Bình Dương cao hơn gần 8 lần so với tiêu chuẩn của WHO, trong khi có mức thấp nhất tại châu Âu.

Thủ đô Hà nội là một trong những thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao ở châu Á.

Thủ đô Hà nội là một trong những thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao ở châu Á.

Tại 117 nước trong báo cáo, chưa đến 1% các thành phố ở những nước thu nhập thấp và trung bình tuân thủ các ngưỡng về chất ô nhiễm theo khuyến cáo của WHO. Mức NO2 tại các nước thu nhập thấp và trung bình cao hơn khoảng 1,5 lần so với các nước thu nhập cao.

Báo cáo của WHO cung cấp thông tin về nồng độ các hạt vật chất nguy hiểm có đường kính 2,5 tới 10 micromet (PM10) và các hạt có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet (PM2.5) trong không khí.

PM2.5, bao gồm các chất độc như sunfat và cacbon, đe dọa sức khỏe vì chúng có thể xâm nhập sâu vào phổi hoặc hệ tim mạch. Đây là lần đầu tiên báo cáo của WHO cung cấp chỉ số quan trắc trung bình năm nồng độ NO2, chất ô nhiễm phổ biến tại khu vực đô thị gây ra nhiều bệnh hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn.

Ô nhiễm bụi mịn tệ nhất ở những nước nghèo, nhưng đa số các thành phố đều gặp vấn đề với ô nhiễm NO2. Trong số 4.000 thành phố khắp 74 quốc gia mà WHO thu thập dữ liệu NO2, chỉ 23% người dân hít thở không khí có nồng độ trung bình hàng năm đáp ứng tiêu chuẩn trong ngưỡng mới cập nhật gần đây của tổ chức này./.

Theo Đời sống
back to top