Không có tiền trả lương cho cán bộ Bệnh viện Tuệ Tĩnh: Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam “xin” Bộ Y tế 10,2 tỉ đồng

Liên quan đến việc hàng chục viên chức, người lao động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh tập trung trước cổng học viện căng băng rôn, biểu ngữ với các nội dung yêu cầu chi trả lương đã nợ trong suốt 8 tháng qua, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam vừa trả lời về vấn đề này.

Theo ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện, do tình hình dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và kết quả hoạt động của Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Trong điều kiện đó, Bệnh viện phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh, thực hiện giãn cách, giảm số lượng bệnh nhân, hạn chế tiếp nhận người bệnh không phải trường hợp cấp cứu.

no-luong.jpg
Nhân viên y tế bệnh viện Tuệ Tĩnh căng băng rôn yêu câu chi trả lương

Bệnh viện gần như không có bệnh nhân, công suất sử dụng giường bệnh trong quý 1/2021 đạt 15%, quý 2/2021 đạt 51,19% và quý 3/2021 đạt 12,1% so với số giường bệnh theo kế hoạch. Chính vì vậy, nguồn thu không đủ để trang trải chi phí hoạt động thường xuyên, chỉ ưu tiên trả lương và các khoản trích nộp theo lương.

Trước những khó khăn đó, từ tháng 5/2021 đến nay, Bệnh viện chỉ tạm chi 50% tiền lương dẫn đến đời sống của viên chức, người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Ông Huy cho biết ngày 13/1, Học viện đã tổ chức họp, thống nhất cho Bệnh viện Tuệ Tĩnh ứng trước khoản kinh phí chi lương và thống nhất chi các khoản phúc lợi, Tết Nguyên đán Nhâm Dần theo mức chi chung toàn Học viện cho viên chức, người lao động thuộc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.

Ban Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp trước mắt, lâu dài nhằm phát triển chuyên môn, mở rộng và tăng nguồn thu cho đơn vị để sớm có nguồn thu ổn định thực hiện chi thường xuyên.

Theo đó, công đoàn Học viện đã đề nghị Công đoàn Y tế Việt Nam hỗ trợ, kêu gọi sự ủng hộ của các đoàn viên công đoàn Học viện và trích quỹ công đoàn để chi hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đoàn viên gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19... với số tiền trên 150 triệu đồng.

Ban Giám đốc Học viện phối hợp với ban chấp hành công đoàn đã đề nghị Công đoàn Y tế Việt Nam trích nguồn kinh phí hỗ trợ 160 đoàn viên công đoàn Bệnh viện Tuệ Tĩnh 500.000 đồng/người; Công đoàn Y tế Việt Nam đã đề nghị Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng hỗ trợ 2.000.000 đồng/người nhân dịp Tết.

Công đoàn y tế đã chi hỗ trợ 20.000.000 đồng cho 10 cán bộ, viên chức Bệnh viện Tuệ Tĩnh có hoàn cảnh khó khăn trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4

Học viện đề nghị Bộ Y tế xem xét bố trí gấp nguồn kinh phí của Bộ để tạm ứng trước cho Bệnh viện với số tiền là 10,2 tỉ đồng để chi trả phần tiền lương, phụ cấp còn nợ từ tháng 5/2021 đến nay cho cán bộ viên chức và người lao động.

Kiến nghị với lãnh đạo Bộ Y tế tiếp tục đề xuất với Bộ Tài chính trình Chính phủ sớm có quyết định bổ sung ngân sách hỗ trợ Bệnh viện để chi trả tiền lương.

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top