Khỏi viêm đa khớp nhờ luyện Tâm tỉnh giác

(khoahocdoisong.vn) - Bị viêm đa khớp kết hợp với huyết áp thấp, viêm đường tiết niệu, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, gan nhiễm mỡ... khiến ông Lê Văn Thống (68 tuổi, Mỹ Lộc, Cam Lộc, Hà Tĩnh) nghĩ mình đã bị “kết án tử”.Vậy mà 8 năm nay ông không phải dùng thuốc nhờ luyện Tâm Tỉnh Giác.

Tiền bệnh binh không đủ mua thuốc

Trò chuyện với mọi người tại Hội nghị tổng kết phong trào luyện tập Tâm năng dưỡng sinh tháng 9/2019 tại Hà Nội, ông Thống luôn cảm ơn vì nhờ phương pháp tự tập luyện chữa bệnh này mà ông sống khỏe mạnh đến hôm nay.

Ông kể, sau những buổi đi khắp nơi trong xã, huyện hướng dẫn bà con tập luyện, về nhà ông lại chăm cây cảnh, nuôi ong... từ sáng đến tối không biết mệt mỏi. Chẳng bù trước đây, ông chỉ nằm nhà ăn không ngồi rồi cũng không xong. Bởi từ khi trong quân ngũ ông đã mang trong mình rất nhiều bệnh tật: viêm đa khớp, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng, gan nhiễm mỡ...7 năm chữa trị không có tiến triển ông phải ra quân khi mới 34 tuổi, với mức bệnh binh hạng 2.

Về nhà ông đi chữa trị khắp nơi, dùng đủ loại thuốc, tiền bệnh binh không đủ mua thuốc, nhưng bệnh cứ đỡ rồi lại nặng hơn. Đặc biệt từ năm 2004, chân tay ông cứ cử động là đau và đến năm 2011 thì  tay không giơ lên được, không tự tắm rửa được. Đi khám bác sĩ kết luận, ông không chỉ viêm đa khớp mà còn khô và thoái hóa khớp. 

Đau khiến ông mất ăn, mất ngủ làm cho tình trạng suy nhược, thần kinh, suy nhược cơ thể lại càng tăng. Nhiều lúc đau toàn thân kết hợp đau đầu như muốn nổ tung, vợ con phải dùng khăn buộc rồi kéo hai bên cho thật chặt ông mới chịu được. Ông đã nghĩ mình bị “kết án tử”, không làm ăn được gì lại còn khiến vợ con phải phục vụ, thật sống không bằng chết...

ong-thong-1.jpg

ong-thong-1.jpg

Không phải uống thuốc

Tháng 11/2011, trong lúc ông đang đau đớn tưởng “chết đi sống lại” thì  vợ ông đi tập Tâm năng mang về quyển sách hướng dẫn tập luyện. Đọc xong ông thấy bệnh tật của mình có hy vọng nên xin ra lớp tập luyện.

Ông Thống cho biết, phương pháp này là tập “thân bất động – tịnh tâm vô thức” giúp mọi người tu luyện thân – tâm, bệnh tật được giải thoát. Luyện Tâm tỉnh giác có hai giai đoạn tu Chánh niệm và tu Chánh định. Để đạt được hiệu quả, trước hết, học viên phải tập điều thân trong tư thế ngồi kiết già. Ngồi thẳng, giữ thân bất động và mềm mại, luôn luôn tỉnh táo biết rõ khắp toàn thân đến tận ngón tay, ngón chân, thớ thịt. Ngồi công phu điều thân cho thuần thục tối thiểu từ 1- 3 giờ mỗi ngày. Kết hợp điều thân thuần thục thì luyện Tâm tỉnh giác, bắt đầu tập nhiếp tâm vào hơi thở để tu luyện Chánh niệm để tâm yên tĩnh hướng vào những cái biết và suy nghĩ như hướng vào điểm đau rồi bước vào vô thức – tu Chánh định đi vào vô thức nhiếp tâm vào hơi thở để tu luyện tâm. Điểm đặc biệt của phương pháp tập luyện này, đòi hỏi người tập phải có tâm trong sáng, sống thiện, luôn giúp đỡ và hỗ trợ mọi người.

Việc ngồi bất động ở giai đoạn đầu rất khó khăn, vì đau không ngồi được, sau kiên trì, ông đã thành công. Nhờ tập luyện ông thấy, ăn ngon, ngủ sâu giấc, sau 3 tuần thì hết đau đầu, 7 tuần thì hết đau khớp và các bệnh khác giảm nhiều. Từ đó, ông tích cực luyện tập mỗi ngày 2 – 3 giờ và đi hướng dẫn giúp mọi người luyện tập. Nhờ đó, không chỉ các bệnh được đẩy lùi, các khớp đã hết đau mà ông còn thấy mình khỏe mạnh hơn nhiều thời trẻ.

Luyện Tâm tỉnh giác giống như luyện thiền, tạo được trạng thái thư giãn chủ động tích cực nhất. Khi tập người ta lấy ý trí điều khiển trung tâm hô hấp để điều hòa hô hấp, khi tập được phản xạ này điều khiển tiếp làm giãn cơ song song với điều khiển hô hấp.

Thiền là một phương pháp thể dục vệ sinh tốt nhất đối với não bộ vì não được yên tĩnh, không tiêu hao nhiều năng lượng nên giảm gốc tự do, chậm lão hóa tế bào thần kinh, chữa được một số biến loạn thần kinh như nhức đầu, mất ngủ, tránh run tay chân. Với hệ cơ xương chống được hội chứng chuột rút ở người già, lâu dài có thể chữa được bệnh đau cơ xương lan toả…”- GS.TSBS Nguyễn Ngọc Kha, chuyên gia nghiên cứu về Thiền

Theo Đời sống
back to top