Khó khỏi cúm do dùng khăn không đúng

(khoahocdoisong.vn) - Trường hợp bé bị cúm, sau mỗi lần dùng khăn xô lau nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus  vẫn bám lại trên khăn, việc tái sử dụng khiến bệnh chồng bệnh và cứ quẩn quanh không thể khỏi được.

Bé Nguyễn Hồng Ánh, 3 tuổi (Hà Nội) bị ho, sốt, sổ mũi do cúm A cứ tái đi tái lại mãi không khỏi. Mẹ cháu thắc mắc với bác sĩ tại sao chị rất tuân thủ điều trị và chăm sóc theo hướng dẫn mà con không khỏi hoặc đỡ vài hôm lại tái phát.

Khi thấy chị dùng khăn xô mềm lau đờm, mũi cho con lần này lại tiếp lần sau, bác sĩ đã khuyên chị bỏ cách dùng khăn xô như vậy nếu không con khó khỏi.

Lời bàn: Theo BSCK2 Phạm Thị Như Hoa, khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn, nhiều mẹ có thói quen khi con bị ốm sốt, sổ mũi thì dùng khăn xô mềm để lau mũi, dãi cho con vì nghĩ rằng nó an toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị cúm, sau mỗi lần dùng khăn xô lau nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ virus vẫn bám lại trên khăn, việc tái sử dụng khiến bệnh chồng bệnh và cứ quẩn quanh không thể khỏi được. Vì thế, các mẹ chỉ nên dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay.

Đặc biệt có nhiều mẹ dùng nhiều khăn sữa nhưng chưa từng biết cách khử trùng khăn. Tốt nhất các mẹ nên thường xuyên giặt khăn. Nên chia ra các loại màu khác nhau, giặt phơi riêng, để khỏi lẫn lộn… Khoảng một lần/tuần giặt khăn bằng cách bỏ khăn vào lò vi sóng hoặc nấu khăn khoảng năm phút.

Bên cạnh đó, các mẹ cần thay khăn thường xuyên khoảng ba tháng/lần và thay khăn mới nếu khăn bị khô xơ, khăn bị nhớt, có mùi hôi,… để tránh các bệnh về da. Cần phơi khăn ở nơi thoáng mát, thoáng khí, dưới nắng mặt trời; Cất giữ khăn bằng cách cuộn tròn khăn nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng khăn và khăn bị nhăn.

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top