Báo động: Cúm A/H1N1 đã gây chết người, đây là những đối tượng cần đề phòng đặc biệt!

một số người có khả năng bị biến chứng do nhiễm virus cúm dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang… thậm chí là tử vong.

Các bệnh nhân mắc bệnh cúm A H1N1 tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Hồng Phương – Tuổi Trẻ.

Tình đến ngày 11/6 đã có 1 trường hợp tử vong, 1 người khác đang phải giành giật sự sống từng ngày, từng giờ do biến chứng của bệnh và hàng trăm người phải cách ly.

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy vừa tiếp nhận một ca nhiễm cúm H1N1 nặng đến từ Bình Thuận, được biết bệnh nhân mắc phải biến chứng nặng cho nhiễm bệnh trên nên tiểu đường. Trước đó, đã có 1 ca cúm H1N1 tử vong, bệnh nhân có thể trạng béo phì. Bước đầu ghi nhận, đây là 2 trường hợp xảy ra trên đối trượng có nguy cơ diễn tiến nặng cao như béo phì, tiểu đường. Nguồn lây từ cộng đồng, không phải từ bệnh viện.

Hiện tại, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc tuy chưa ghi nhận ca bệnh nào nhiễm H1N1 nguy kịch, tuy nhiên, vẫn ghi nhận các ca bệnh rải rác các ca bệnh, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Hầu hết những người mắc cúm A/H1N1 thường ở thể nhẹ, có thể không cần các dịch vụ chăm sóc y tế hoặc uống thuốc kháng virus và sẽ phục hồi trong vòng 2 tuần.

Tuy nhiên, ở một số người có khả năng bị biến chứng do nhiễm virus cúm dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng xoang… thậm chí là tử vong. Người mắc cúm trên nền các loại bệnh mãn tính cũng khiến cho tình trạng sức khỏe thêm tồi tệ hơn.

Người bị béo phì rủi ro mắc biến chứng cúm A/H1N1 rất cao.

Theo CDC, các đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo gồm:

1. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ em dưới 2 tuổi

2. Người già từ 65 tuổi trở lên

3. Phụ nữ mang thai

4. Những người mắc phải một số các điều kiện y tế:

– Hen suyễn

– Các bệnh về hệ thần kinh (như rối loạn não, tủy sống, thần kinh ngoại vi và cơ, bại não, động kinh), đột quỵ, khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển tâm thần), suy dinh dưỡng, loạn dưỡng cơ hoặc tổn thương tủy sống.

– Bệnh phổi mãn tính (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và xơ nang).

– Rối loạn máu (Bệnh hồng cầu hình liềm).

– Rối loạn nội tiết (Đái tháo đường), rối loạn chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa và rối loạn ty thể).

– Suy yếu hệ miễn dịch do bệnh tật hoặc tác dụng phụ của thuốc (người nhiễm HIV, ung thư hoặc những người bị steroid mạn tính).

– Những người dưới 19 tuổi đnag điều trị aspirin dài hạn.

– Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người béo phì (chỉ số khối cơ thể >30) và người béo phì đặc biệt (chỉ số khối cơ thể >40) rủi ro mắc biến chứng của cúm A/H1N1 rất cao.

Do vậy, các đối tượng này cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng cúm đã được khuyến cáo như: chủ động tiêm vaccine phòng cúm, thường xuyên vệ sinh cá nhân, nơi ở, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh viêm hô hấp.

Nếu có triệu chứng sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… cần đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị.

Theo Linh Chi/Ttvn.vn (soha)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top