<div> <p>Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và 3 năm gần nhất (2015, 2016 và 2017) mới được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục) công bố cho biết cùng với doanh thu và lợi nhuận đạt được tăng theo từng năm, thì quỹ lương cho cán bộ công tác tại đây cũng liên tục tăng lên trong 3 năm qua.</p> <h3>Thu nhập tăng gần 50% sau 3 năm</h3> <p>Cụ thể, năm 2015, tổng số lao động công tác tại Nhà xuất bản Giáo dục là 292 người, với quỹ lương được chi trả <abbr class="rate-vnd">59,3 tỷ đồng</abbr>. Trong đó, <abbr class="rate-vnd">4,5 tỷ đồng</abbr> chi trả riêng cho cấp quản lý và <abbr class="rate-vnd">54,8 tỷ đồng</abbr> còn lại là quỹ lương cho các lao động của đơn vị.</p> <p>Với tổng cộng 13 cán bộ quản lý cấp cao trong Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc, Ban kế toán và Kiểm soát viên, bình quân mỗi lãnh đạo tại Nhà xuất bản Giáo dục được chi trả 346 triệu vào năm 2015, tương đương 29 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 279 lao động còn lại được chi trả tổng cộng <abbr class="rate-vnd">54,8 tỷ đồng</abbr>, tương đương mức thu nhập 196 triệu/năm (xấp xỉ 16,4 triệu/tháng).</p> <p>Các năm sau đó, quỹ lương tại đây liên tục tăng trong khi số lao động công tác giảm đi, giúp thu nhập của lao động tại Nhà xuất bản Giáo dục tăng cao.</p> <p>Năm 2016, với 285 lao động, quỹ lương chi ra lên tới <abbr class="rate-vnd">71,8 tỷ đồng</abbr>, tăng 21% so với năm trước đó. Trong đó, quỹ lương cấp quản lý tăng thêm gần 38% và lao động phổ thông tăng thêm 20%.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="In sach giao khoa lo, sao quy luong o Nha xuat ban Giao duc van tang? hinh anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/27/thu_nhap_lanh_dao_tai_nxb_gd_lien_tuc_tang_cao_zing(1).jpg" title="In sách giáo khoa lỗ, sao quỹ lương ở Nhà xuất bản Giáo dục vẫn tăng? hình ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Đến năm 2017, quỹ lương cho toàn bộ lao động tại NXB này đã tăng thêm 9% đạt <abbr class="rate-vnd">78 tỷ đồng</abbr>, bao gồm <abbr class="rate-vnd">6,8 tỷ đồng</abbr> cho cấp quản lý và <abbr class="rate-vnd">71,2 tỷ đồng</abbr> cho người lao động. Vẫn với 13 cán bộ quản lý, thu nhập của các lãnh đạo tại đơn vị này trung bình vào khoảng 523 triệu đồng vào năm 2017, tương đương gần 44 triệu/tháng công tác. So với năm 2015, thu nhập của cấp lãnh đạo tại đây đã tăng hơn 50%.</p> <p>Còn với 244 lao động phổ thông còn lại năm 2017, bình quân mỗi lao động tại đây nhận về mức thu nhập 292 triệu/năm, tương đương 24,3 triệu mỗi tháng và cũng tăng 48% sau 3 năm công tác.</p> <h3>Xuất bản sách giáo khoa lỗ hàng chục tỷ mỗi năm</h3> <p>Để được hưởng mức lương như trên, giai đoạn 2015-2017, kết quả kinh doanh của NXB Giáo dục cũng tăng trưởng rất tốt với doanh thu tăng 16% và lợi nhuận gấp gần 5 lần.</p> <p>Như năm 2015, với <abbr class="rate-vnd">1.041 tỷ đồng</abbr> doanh thu, NXB này chỉ thu về 32 tỷ tiền lãi trước thuế, thì đến năm 2017, với 1.203 tỷ doanh thu mức lợi nhuận tại đây đã tăng lên gần <abbr class="rate-vnd">151 tỷ đồng</abbr>, gấp gần 5 lần so với 3 năm trước. Những khoản mang lại doanh thu và lợi nhuận bao gồm sách bài tập, sách tham khảo, giáo trình, từ điển...</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="In sach giao khoa lo, sao quy luong o Nha xuat ban Giao duc van tang? hinh anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/27/sgk1_.jpg" title="In sách giáo khoa lỗ, sao quỹ lương ở Nhà xuất bản Giáo dục vẫn tăng? hình ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">NXB Giáo dục kêu lỗ hàng chục tỷ đồng khi in sách giáo khoa. Ảnh: <em>Quỳnh Trang.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Tuy nhiên, ngành nghề chính bao gồm in ấn, dịch vụ hỗ trợ giáo dục, xuất bản các loại xuất bản phẩm như sách giáo khoa, giáo trình, sách, tài liệu... tại đây lại liên tục thua lỗ hàng chục tỷ đồng/năm. </p> <p>Trong năm gần nhất, hoạt động này khiến NXB Giáo dục lỗ ròng hơn <abbr class="rate-vnd">38 tỷ đồng</abbr>, trong những năm trước đó mức lỗ này đều trên <abbr class="rate-vnd">43 tỷ đồng</abbr>.</p> <p>Theo Báo cáo Công bố Thông tin gửi Bộ GD&ĐT, năm 2015 NXB này xuất bản hơn 101 triệu bản, năm 2016 gần 109 triệu, và xuất bản 107 triệu bản vào 2017 vừa qua. Trong năm nay, đơn vị cũng dự kiến xuất bản 110 triệu bản.</p> <p>Nhiều năm liền, doanh thu từ xuất bản SGK luôn đóng góp 60% vào tổng doanh thu của NXB GD, nhưng lại lỗ ròng nhiều năm liền. Nguyên nhân được lãnh đạo đơn vị này lý giải do các khoản chi phí đầu vào của hoạt động xuất bản, phát hành SGK bao gồm nguyên, nhiên vật liệu, nhân công, tiền in ấn, vận chuyển... đều tăng cao. Đồng thời, NXB phải tự hạch toán, cân đối toàn bộ chi phí in ấn và phát hành sách, không có trợ giá, hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.</p> <p>Trong khi đó, SGK được Bộ Tài chính quản lý giá, và không thay đổi từ năm 2011. Theo giá được công khai, giá bán lẻ bộ SGK chương trình phổ thông từ 45.300 đồng đến 153.000 đồng (từ 6 đến 14 cuốn mỗi bộ).</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="In sach giao khoa lo, sao quy luong o Nha xuat ban Giao duc van tang? hinh anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/27/nxb_gd_ke_hoach_se_dat_1500_ty_doanh_thu_vao_nam_2022_zing.jpg" title="In sách giáo khoa lỗ, sao quỹ lương ở Nhà xuất bản Giáo dục vẫn tăng? hình ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Hoạt động chính báo lỗ liên tục nhưng vẫn thu về lợi nhuận dương hàng năm được ban lãnh đạo NXB Giáo dục giải thích "ngoài thực hiện các giải pháp nâng cao năng suất lao động, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn thì nhờ hoạt động thoái vốn đầu tư đem lại lợi nhuận cao đột biến".</p> <p>Theo kế hoạch, năm nay đơn vị này sẽ thu về <abbr class="rate-vnd">1.173 tỷ đồng</abbr> doanh thu, giảm nhẹ so với năm trước đó nhưng lợi nhuận trước thuế sẽ giảm tới 40%. Đơn vị cũng đặt mục tiêu doanh thu đến năm 2022 đạt 1.500 tỷ. Trong đó, doanh thu giai đoạn 2017-2022 đạt 7.740 tỷ, riêng năm 2022 đạt 1.500 tỷ. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 4% mỗi năm</p> <p>Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2017-2022 đạt <abbr class="rate-vnd">503 tỷ đồng</abbr>, năm 2022 đạt 90 tỷ. Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng 2%. Trong đó, sản phẩm sách (sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo), các khoản thu từ quản lý xuất bản tạo thu nhập chính, đóng góp 65%-70% lợi nhuận chính.</p> <br /> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
In sách giáo khoa lỗ, sao quỹ lương ở Nhà xuất bản Giáo dục vẫn tăng?
Hoạt động in và xuất bản sách giáo khoa liên tục lỗ trên 40 tỷ đồng/năm nhưng từ 2015, quỹ lương cho cán bộ cũng như quản lý cấp cao tại NXB Giáo dục Việt Nam liên tục tăng nhanh.
Theo news.zing.vn
Lần đầu tiên, trẻ em Hà Nội được tiếp cận môn thể thao Bóng đá theo phong cách giáo dục Nhật Bản
Gỡ rối giáo dục
Nhà giáo dục Vũ Thế Khôi: Học là tự tìm kiến thức để sống
Chính sách tạo ra độc quyền, lãng phí
Thứ trưởng Giáo dục thừa nhận làm bài tập vào SGK gây lãng phí
10 phát ngôn chú ý về SGK độc quyền, lãng phí nghìn tỷ đồng/năm
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.