Hôn mê hạ đường huyết vì dùng lại thuốc đái tháo đường cũ

Cụ ông N.V.T. (72 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu vì bị hôn mê hạ đường huyết, đường huyết lúc vào cấp cứu là 1,74mmol/L. Nguyên nhân là do hết thuốc Glucophage, cụ lôi Dianorm - thuốc tiểu đường cũ ra dùng.

Cụ ông N.V.T. (72 tuổi, Hà Nội) phải nhập viện cấp cứu vì bị hôn mê hạ đường huyết, đường huyết lúc vào cấp cứu là 1,74mmol/L. Theo bệnh sử thì cụ bị đái tháo đường 3 năm nay, đang điều trị thuốc Glucophage (metformin) 1.000mg/ngày, HbA1C là 6,8% tức là mức rất tốt.

Các bác sĩ rất băn khoăn không hiểu nếu cụ ông T. chỉ dùng Metformin thì không thể nào gây hạ đường huyết quá thấp như vậy. Hỏi kỹ hóa ra là do cụ còn một số viên thuốc Dianorm (Glclazide + Metformin) từ trước nên khi hết Glucophage, cụ lôi Dianorm ra dùng.

Vì cụ sống một mình nên con cái cũng không để ý và vẫn khai thuốc điều trị giống như trong sổ y bạ (là Glucophage). Sau gần 1 ngày cấp cứu bằng truyền Glucose 10% tĩnh mạch, cụ T. đã tỉnh và sẽ được đánh giá để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

Lời bàn: Metformin là thuốc có tác dụng giúp insulin hoạt động tốt hơn, ngăn không cho đường huyết tăng lên chứ không có tác dụng làm hạ đường huyết xuống quá thấp. Còn thuốc Gliclazide (thuộc nhóm Sulfonylurea) có tác dụng kích thích tụy tăng tiết insulin nên hạ đường huyết xuống thấp (< 3,9mmol/L) là một tác dụng phụ khá thường gặp. Vì thế, nếu bệnh nhân dùng Metformin phối hợp với Gliclazide thì sẽ có thể gây hạ đường huyết.

Một điều chú ý nữa là với những người trên 70 tuổi, sống một mình như cụ ông này thì mục tiêu HbA1C < 7,5%, thậm chí < 8.0% là phù hợp hơn với HbA1C < 7,0%. Con cháu cũng cần chú ý tới việc dùng thuốc của người cao tuổi, tránh để tình trạng hết thuốc hoặc dùng nhầm thuốc, sai thuốc gây nguy hiểm.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết – đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top